Khai thác nguồn gen thành sản phẩm thương mại
Đến năm 2020, khai thác và phát triển ít nhất 100 nguồn gen có giá trị ứng dụng để phát triển phục vụ nông nghiệp, công nghiệp, y - dược, văn hóa, bảo vệ môi trường và an ninh - quốc phòng.
Ảnh
minh họa
Chương
trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm
2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trong
đó, khai thác trực tiếp các nguồn gen có đặc tính quý hiếm, có giá trị kinh tế
đã được đánh giá trong giai đoạn bảo tồn để phát triển thành các sản phẩm
thương mại mang thương hiệu Việt, có tính cạnh tranh trên thị trường.
Bên
cạnh đó, khai thác các nguồn gen đặc hữu, quý hiếm có giá trị khoa học, giá trị
y - dược, có triển vọng phát triển sản phẩm mới nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững
nguồn gen.
Khai
thác và phát triển nhanh những nguồn gen có khả năng làm vật liệu cho công tác
chọn tạo giống (cung cấp vật liệu khởi đầu cho chọn giống, dòng bố mẹ cho lai tạo
giống).
Xác
định các nguồn gen ưu tiên cần thu thập, bảo tồn
Cũng
theo Chương trình, cần thu thập, lưu giữ an toàn nguồn gen sinh vật. Cụ thể,
xác định các nguồn gen ưu tiên cần thu thập, bảo tồn. Đặc biệt chú trọng các
nguồn gen có khả năng tạo ra sản phẩm chủ lực có giá trị cao, các nguồn gen đặc
sản, đặc hữu, các nguồn gen có nguy cơ thất thoát và tuyệt chủng cao.
Bên
cạnh đó, ứng dụng khoa học công nghệ từng bước chuẩn hóa quốc tế phương pháp bảo
quản, lưu giữ nguồn gen trong bảo tồn chuyển chỗ.
Mở
rộng nghiên cứu bảo tồn tại chỗ các giống cây trồng, vật nuôi bản địa và các
loài hoang dã có quan hệ gần với các giống vật nuôi, cây trồng, cây làm thuốc,
các chủng vi sinh vật quý, hiếm; thực hiện bảo tồn chuyển chỗ, bảo tồn trên đồng
ruộng phù hợp với từng đối tượng nguồn gen.