Chẩn đoán sức khỏe doanh nghiệp theo mô hình của Tập đoàn SBC - Hàn Quốc: Một công nghệ quản lý doanh nghiệp tiên tiến
Ngày 05 - 06/11/2015, tại Hà Nội, được phép của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hội nhập khoa học và công nghệ quốc tế (VISTIP) và Tập đoàn phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc (SBC) phối hợp tổ chức hội thảo quốc tế “Giới thiệu mô hình điểm áp dụng các giải pháp công nghệ quản lý tiên tiến: Mô hình chẩn đoán doanh nghiệp của Tập đoàn SBC – Hàn Quốc”.
Thứ
trưởng Trần Văn Tùng chứng kiến Lễ ký MOU giữa SBC và VISTIP ngày 28/3/2014- Ảnh:
VISTIP
Vào năm 2004, cách đây hơn một thập kỷ, Dự án “Chẩn đoán
sức khỏe doanh nghiệp” lần đầu tiên được Tập đoàn phát triển doanh nghiệp nhỏ
và vừa Hàn Quốc - SBC giới thiệu tới cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc. Cũng từ
đó các thuật ngữ như “Bác sỹ doanh nghiệp”, “Bệnh viện doanh nghiệp” hay “ Chẩn
đoán doanh nghiệp” mới bắt đầu được các doanh nghiệp Hàn Quốc biết đến và làm
quen.
“Chẩn đoán sức khỏe doanh nghiệp- Company/Corporate
Diagnosis” là một giải pháp/ công nghệ quản lý doanh nghiệp đã được áp dụng
thành công tại Hàn Quốc với quy trình chẩn đoán, kê toa, chữa trị, điều trị các
“căn bệnh của doanh nghiệp” như quy trình chữa bệnh tại các bệnh viện. Các “Bác
sỹ doanh nghiệp” với các “chuyên khoa” phù hợp sẽ tiến hành chẩn đoán đối với từng
loại hình doanh nghiệp để đưa ra cách giải quyết và liên kết hỗ trợ doanh nghiệp
theo các “căn bệnh” cụ thể như: hỗ trợ vay vốn, cải tiến sản xuất - thương hiệu,
mở rộng thị trường hay chuyển giao, đổi mới công nghệ… Kết quả là, sau khi
doanh nghiệp Hàn Quốc tham gia các dự án chẩn đoán, năng lực chuyên môn của CEO
và nhân viên được nâng cao, đặc biệt doanh thu của doanh nghiệp tăng đáng kể từ
20~30% và thậm chí cao hơn.
Mô hình “Chẩn đoán sức khỏe doanh nghiệp” của SBC liệu có
thể áp dụng thành công tại các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh
nghiệp nhỏ và vừa hay không? Đây là câu hỏi mà Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển
hội nhập khoa học và công nghệ quốc tế (VISTIP) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ
(KH&CN)- đối tác duy nhất tại Việt Nam của SBC về chẩn đoán doanh nghiệp- hết
sức trăn trở! Chính vì lý do đó, ngày 28/3/2014 tại trụ sở Bộ KH&CN, dưới sự
chứng kiến của Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng cùng nhiều quan chức cấp
cao của Bộ KH&CN, bản Ghi nhớ hợp tác- MOU đã được Giám đốc VISTIP và Chủ tịch
SBC ký kết. Một trong những nội dung quan trọng của bản MOU đã ký là: “VISTIP
và SBC sẽ cùng nhau đẩy mạnh việc xây dựng các dự án chẩn đoán sức khỏe doanh
nghiệp giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc và Việt Nam trong lĩnh vực đổi
mới công nghệ”.
Thực hiện Bản MOU đã ký kết, ngay cuối năm 2014, VISTIP
và SBC đã phối hợp thực hiện một dự án điểm về chẩn đoán doanh nghiệp áp dụng tại
03 doanh nghiệp được lựa chọn ở phía Bắc. Và để đánh giá sơ bộ kết quả của dự
án điểm cũng như bước đầu giới thiệu mô hình chẩn đoán doanh nghiệp của SBC tới
cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, VISTIP và SBC đã phối hợp tổ chức Hội thảo quốc
tế “Giới thiệu mô hình điểm áp dụng các giải pháp công nghệ quản lý tiên tiến:
Mô hình chẩn đoán doanh nghiệp của Tập đoàn SBC – Hàn Quốc”.
Hội thảo được coi là một trong những bước đánh dấu nổi bật
cho mối quan hệ giữa SBC và VISTIP. Thông qua hội thảo này, các doanh nghiệp, đặc
biệt là các cơ quan quản lý doanh nghiệp của Việt Nam đã hiểu rõ thêm công nghệ
quản lý theo mô hình chẩn đoán doanh nghiệp của SBC để từ đó có thể kết hợp với
các giải pháp/ công nghệ quản lý hiện có tìm ra những giải pháp quản lý phù hợp
hơn giúp các doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị hành trang sẵn sàng tham gia sân
chơi hội nhập khu vực và quốc tế, khi Việt Nam đã và đang tham gia nhiều hiệp định
thương mại tự do lớn như WTO, EVFTA, AFTA và sắp tới là TPP….
|
Thứ
trưởng Bộ KH&CN Phạm Đại Dương phát biểu khai mạc Hội thảo- Ảnh: VISTIP |
Hội thảo đã thu hút sự quan tâm đăng ký của đông đảo đại
diện đến từ các Tập đoàn lớn như FPT, Viettel, Than và Khoáng sản Việt Nam, Hóa
chất Việt Nam…, các Tổng công ty Cổ phần Thiết bị điện Việt Nam, Vigracera..,
các doanh nghiệp… các cơ quan quản lý doanh nghiệp tại địa phương và trung ương
như Sở KH&CN Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định... và các đơn vị nghiên cứu, quản
lý doanh nghiệp thuộc các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư (Cục Phát triển doanh nghiệp,
Viện Chiến lược phát triển, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương…); Công
Thương (Viện Nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp), Liên hiệp các hội
khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Viện nghiên cứu doanh nghiệp nhỏ và vừa) cùng
nhiều đơn vị thuộc Bộ KH&CN… Đặc biệt, Hội thảo còn vinh dự có sự hiện diện
của Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Đại Dương đến phát biểu khai mạc.
Ngoài những bài trình bày quan trọng giới thiệu mô hình
chẩn đoán doanh nghiệp của báo cáo viên đến từ SBC- Hàn Quốc, Hội thảo còn được
nghe các tham luận có liên quan của các diễn giả nổi tiếng đến từ Cục Phát triển
doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Viện Năng suất Việt Nam thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,
VISTIP và những chia sẻ kinh nghiệm của Công ty TNHH Cao su Giải phóng- một
trong ba doanh nghiệp điểm đã được lựa chọn tham gia Dự án điểm do SBC và
VISTIP đồng thực hiện năm 2014.
|
Thứ
trưởng Phạm Đại Dương chụp hình lưu niệm với các đại biểu tham dự Hội thảo- Ảnh:
VISTIP |
Với những câu hỏi và thảo luận mà các đại biểu dành cho
các báo cáo viên tại Hội thảo đã phần nào phản ánh độ “nóng” của “mô hình chẩn
đoán doanh nghiệp của SBC” đối với các doanh nghiệp Việt Nam cũng như cho thấy
nhu cầu cấp bách của các doanh nghiệp, cơ quan quản lý Viêt Nam đối với việc
tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu hơn nữa nhằm thúc đẩy và nâng cao năng suất, chất
lượng, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn phát triển
hiện nay cũng như tương lai.
Nhận thức sâu sắc nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp và
cơ quan quản lý, VISTIP với sứ mệnh được Bộ trưởng Bộ KH&CN giao phó là
nghiên cứu và tìm kiếm kinh nghiệm, mô hình của các nước để thúc đẩy hội nhập
quốc tế về KH&CN của cả nước sẽ luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp, các
nhà quản lý với vai trò làm cầu nối gắn kết cộng đồng khoa học/ doanh nghiệp quốc
tế với cộng đồng khoa học/ doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động đổi mới, chuyển
giao và thương mại hóa công nghệ. Trước hết là gắn kết SBC với cộng đồng doanh
nghiệp Việt Nam thông qua những chương trình, dự án thiết thực, cụ thể mà hai
bên cùng nhau xây dựng đề xuất với chính phủ hai nước Việt Nam và Hàn Quốc
trong thời gian tới.
Một
số báo cáo viên điển hình tại Hội thảo- Ảnh: VISTIP