Doanh nghiệp Việt mới chỉ là mua và thuần túy sử dụng công nghệ
Ngày 28/11, tại Thái Nguyên đã diễn ra Hội nghị toàn quốc về Điều khiển và Tự động hóa (VCCA) do Hội tự động hóa Việt Nam phối hợp với Đại học Thái Nguyên và Viện Công nghệ thông tin (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam) tổ chức.
Bên
lề hội nghị, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, Chủ tịch Hội tự động hóa Việt Nam, Chủ tịch
VCCA - 2015 về ý nghĩa, tác động của sự kiện đối với sự phát triển của ngành tự
động hóa trong thời gian tới.
-
Xin Bộ trưởng cho biết ý nghĩa, tác động của VCCA - 2015 đối với ngành tự động
hóa?
Bộ
trưởng Nguyễn Quân: Tự động hóa là một trong bốn
lĩnh vực công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật
Công nghệ cao cũng như các văn bản của Chính phủ.
Có
thể nói, tự động hóa giúp cho nền kinh tế có năng suất lao động cao hơn rất nhiều
lần, nâng cao giá trị các sản phẩm công nghiệp của Việt Nam và nâng cao trình độ
đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ của Việt Nam.
Trong
bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, mở cửa thị trường, chắc chắn nhiều
công nghệ mới, công nghệ cao của nước ngoài sẽ "tràn" vào Việt Nam và
nếu Việt Nam không kịp thời có những giải pháp để thích ứng để làm chủ công nghệ,
đặc biệt là trong lĩnh vực tự động hóa thì Việt Nam không thể đuổi kịp các nước
trong khu vực và trên thế giới về trình độ phát triển công nghệ.
Hội
tự động hóa Việt Nam tổ chức hội nghị toàn quốc lần thứ 3 với mục tiêu để những
người làm việc trong lĩnh vực công nghệ tự động hóa của Việt Nam cùng nhìn lại
những thành tựu đạt được sau hai năm và dự kiến hướng nghiên cứu tiếp tục trong
giai đoạn sắp tới.
Hội
nghị toàn quốc về điều khiển và tự động hóa năm nay có đổi mới là sự tham gia của
các doanh nghiệp, những tập đoàn công nghiệp lớn, cùng với các nhà khoa học
trong lĩnh vực tự động hóa thảo luận những giải pháp có thể phối hợp trong việc
làm chủ công nghệ của doanh nghiệp, giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp đối
với tự động hóa.
Điều
này cho thấy, nghiên cứu về tự động hóa đã có địa chỉ, ứng dụng và tìm được nhà
doanh nghiệp, người sử dụng công nghệ tự động hóa để có thể chuyển giao công
nghệ cho doanh nghiệp. Đặc biệt, trong hội nghị có tiểu ban diễn đàn doanh nghiệp
là nơi hội tụ các doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất đến lĩnh vực tự động hóa.
Họ sẽ
tìm hiểu những kết quả nghiên cứu của các viện nghiên cứu, các trường đại học
và trên cơ sở đó lựa chọn công nghệ phù hợp cho mình, đồng thời cũng đặt ra cho
các nhà khoa học những vấn đề vướng mắc mà doanh nghiệp phải giải quyết để có
thể nâng cao trình độ công nghệ, năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm
của doanh nghiệp hiện nay.
- Được
biết phát triển ngành công nghệ tự động hóa xứng tầm với tiềm năng phát triển của
đất nước là luôn là điều trăn trở đối các chuyên gia trong lĩnh vực tự động
hóa. Mặc dù Nhà nước đã quan tâm đầu tư và doanh nghiệp cũng đầu tư không nhỏ
nhưng cảm nhận chung là sự phát triển của ngành tự động hóa chưa có hiệu quả,
chưa góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, theo ông vì sao?
Bộ
trưởng Nguyễn Quân: Tự động hóa có vai trò rất
quan trọng, nếu các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ tự động hóa thì năng suất
lao động có thể tăng lên hàng trăm thậm chí hàng ngàn lần so với việc sản xuất
thủ công như hiện nay. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua lĩnh vực tự động hóa vẫn
chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước.
Đứng
về mặt quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, có thể thấy nguyên nhân chủ yếu
là do cơ chế, chính sách đối với những người làm khoa học nói chung và đối với
những nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực tự động hóa nói riêng còn chịu rất nhiều
thiệt thòi, mặc dù đã rất nỗ lực nhưng sự đầu tư của nhà nước còn ở mức thấp,
xã hội ít quan tâm nên các nhà khoa học thiếu nguồn lực để hỗ trợ cho việc
nghiên cứu của mình.
Bên
cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam ít quan tâm đến việc đầu tư nâng cao trình độ
công nghệ cũng như nâng cao năng suất lao động trong nội tại các doanh nghiệp.
Vì thế nhiều vấn đề về dây chuyền sản xuất, trình độ tự động hóa, đưa robot và
dây chuyền công nghệ chưa được các doanh nghiệp quan tâm nên họ không có nhu cầu
đặt hàng với các nhà khoa học nghiên cứu các giải pháp, những thiết bị mới
trong lĩnh vực tự động hóa.
Trong
thời gian tới, Việt Nam phải giải quyết đồng thời cả hai vấn đề là chính sách
đãi ngộ thỏa đáng cho những người làm khoa học, đồng thời các doanh nghiệp cũng
phải quan tâm đến việc nâng cao trình độ công nghệ của mình, đưa các dây chuyền
tự động hóa trình độ cao vào sản xuất thì mới có sản phẩm tốt cạnh tranh với thị
trường trong nước cũng như thị trường xuất khẩu.
-
Ông đánh giá như thế nào về thị trường các sản phẩm công nghệ tự động hóa
Bộ
trưởng Nguyễn Quân: Hiện nay thị trường sản phẩm
công nghệ tự động hóa đang rất yếu kém bởi các doanh nghiệp chưa thật sự quan
tâm đến việc đưa các dây chuyền tự động hóa vào sản xuất. Việt Nam cũng chưa
làm chủ được công nghệ mới trong lĩnh vực tự động hóa đặc biệt là những công nghệ
nhập khẩu có trình độ rất cao.
Các
hãng lớn của nước ngoài đều có trung tâm nghiên cứu phát triển rất mạnh trong
khi các doanh nghiệp Việt Nam chỉ là mua và thuần túy sử dụng công nghệ. Việt
Nam chưa có định hướng về làm chủ công nghệ nhập khẩu cũng như sáng tạo ra công
nghệ của Việt Nam để thay thế cho công nghệ nước ngoài.
Vì vậy,
tại Hội nghị toàn quốc về điều khiển và tự động hóa lần này cũng đặt nhiệm vụ
cho các nhà khoa học, các chuyên gia phải gắn kết với doanh nghiệp, gắn kết với
công nghệ Việt Nam đang sử dụng nhưng chưa làm chủ được để có thể được thay thế
bằng các sản phẩm của Việt Nam, do Việt Nam hoàn toàn thiết kế, chế tạo và làm
chủ để nâng cao trình độ sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam.
-
Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng! http://www.vietnamplus.vn/doanh-nghiep-viet-moi-chi-la-mua-va-thuan-tuy-su-dung-cong-nghe/357996.vnp