Bí thư Đinh La Thăng: Chỉ chờ vào NSNN sẽ không thể có công nghệ cao
Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Đinh La Thăng cho rằng, nếu chỉ trông chờ vào ngân sách nhà nước thì sẽ không thể có công nghệ cao.
Bí
thư Đinh La Thăng cho rằng, nếu chỉ chờ vào ngân sách nhà nước sẽ không thể có
công nghệ cao. Ảnh ST
Sáng nay 3/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy
TP.HCM ông Đinh La Thăng và lãnh đạo Ủy ban Nhân dân, các sở ngành của
TP.HCM đã có buổi làm việc với Khu Công nghệ cao thành phố.
Tại buổi làm việc, ông Đinh La Thăng nhiều lần yêu cầu
Ban Quản lý Khu công nghệ cao và một số ngành chức năng phải báo cáo
cụ thể nhiều vấn đề như: hạ tầng giao thông cho Khu này đáp ứng được đến đâu, đầu
tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học như thế nào, kết nối với các viện
trường ra sao?
Khu Công nghệ cao được xây dựng để trở thành đầu tàu về
công nghệ của thành phố và cả nước, đưa khoa học công nghệ thành động
lực của sự phát triển kinh tế- xã hội thì phải xác định được mục tiêu sẽ thu
hút đầu tư như thế nào và từ đây lan tỏa điều gì cho vùng lân cận.
Quan trọng hơn nữa, thành phố cần ròa soát lại toàn bộ
quy hoạch và chiến lược phát triển của khu này, từ đó chủ động làm việc với các
bộ ngành trung ương để đề nghị có những cơ chế, chính sách riêng mang tính
đột phá, nhất là cơ chế về khoa học- công nghệ. Việc ngân sách thành phố dành
2% cho khoa học công nghệ nhưng chủ yếu là cho hạ tầng, chỉ có 7% trong số đó
dành cho trực tiếp nghiên cứu khoa học cũng phải xem lại.
Khu Công nghệ cao cũng cần tăng cường liên kết chặt chẽ với
các viện, trường, nhà khoa học để đưa các nghiên cứu đến với doanh nghiệp,
sản phẩm khoa học đền với thị trường. Hoạt động khoa học công nghệ, Khu
Công nghệ cao phải được xã hội hóa.
Ông Đinh La Thăng yêu cầu: “Chúng ta phải rà soát lại các
đầu tư cho khoa học công nghệ và Khu Công nghệ cao để thực hiện xã hội hóa. Đẩy
mạnh nhanh xã hội hóa, không chỉ trông chờ vào ngân sách nhà nước. Nếu chỉ
trông chờ vào ngân sách nhà nước thì sẽ không thể có công nghệ cao. Khoa học
công nghệ phải thực sự là động lực. Đầu tư cho khoa học công nghệ phải tập
trung vào những vấn đề lớn, bức xúc nhất của thành phố hiện nay”.
Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu được quy
hoạch và xây dựng cách đây 13 năm, rộng 900 hecta, chia làm hai giai đoạn, hiện
đã cơ bản xong phần hạ tầng giao thông và một số lĩnh vực khác, đang quy hoạch
thêm phần công viên khoa học rộng 200 hecta. Hiện có 94 dự án đầu tư trong Khu
Công nghệ cao thành phố với tổng vốn đầu tư là 5,4 tỷ USD, trong đó có sự có mặt
của 10 thương hiệu công nghệ cao toàn cầu
Sau khi tham quan nhà máy Công ty Sankyo, Bí thư Đinh La
Thăng cho rằng mức lương công nhân công nghệ cao mà 3,7 triệu đồng/tháng là thấp
quá. Đã là lao động công nghệ cao thì phải khác, các công ty xem xét có chính
sách cải thiện thu nhập cho công nhân.
Ông Lê Hoài Quốc, Trưởng ban Quản lý Khu Công nghệ cao
TP.HCM, cho biết những dự án lớn của các tập đoàn đa quốc gia có sức lan tỏa rất
lớn đến các nhà đầu tư có khả năng và tiềm lực tham gia vào chuỗi cung ứng,
không chỉ thu hút các doanh nghiệp FDI trong nước mà còn cả các doanh nghiệp nước
ngoài đến tìm hiểu đầu tư.
|
Bí
thư Đinh La Thăng yêu cầu xã hội hóa đầu tư cho khoa học công nghệ |
Cùng với những dự án đầu tư riêng, hiện Khu Công nghệ cao
TP.HCM đã dành hơn 13 ha để xây dựng nhà xưởng cao tầng, thu hút các doanh nghiệp
nhỏ trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, đang nắm giữ công nghệ, đặc biệt là công
nghệ cao. Trong thu hút đầu tư, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM cũng xây dựng
những lộ trình nội địa hóa đối với các đơn vị đầu tư vào khu.
Theo ông Lê Hoài Quốc, tất cả doanh nghiệp đầu tư vào khu
đều phải cam kết thực hiện hoạt động R&D (nghiên cứu phát triển) và chuỗi
cung ứng nội địa với lộ trình rất cụ thể.
“Yếu tố chiến lược nội địa hóa của các doanh nghiệp luôn
được đặt lên hàng đầu. Đây là định hướng nhằm tạo điều kiện cho lĩnh vực công
nghiệp hỗ trợ của TP nói riêng và Việt Nam nói chung phát triển bền vững. Do vậy,
sẽ không có làn sóng cấp phép đầu tư liên tục, mà đó phải là sự sàng lọc. Những
ràng buộc không thể thiếu là cam kết mạnh mẽ các hoạt động R&D, đào tạo
nhân lực, kết nối với doanh nghiệp nội địa tạo ra chuỗi cung ứng nội địa” - ông
Quốc nói.