Đón luồng đầu tư về công nghệ môi trường
Thúc đẩy, mở rộng diễn đàn đối thoại chính sách, tham vấn các nhà đầu tư, xây dựng chương trình hợp tác dài hạn… là những hướng đi của Bộ TN&MT trong việc mở rộng hợp tác quốc tế, đón luồng đầu tư về công nghệ môi trường trong thời hội nhập.
Công
nghệ môi trường thu hút nhiều đầu tư quốc tế. Ảnh minh họa
* Biến tiềm năng thành lợi
thế
Theo Tổng cục Môi trường, trong thời gian qua, Việt Nam
đã tham gia trên 20 Điều ước quốc tế về môi trường; đồng thời nghiêm túc thực
hiện các cam kết trong các Điều ước quốc tế này, tham gia đầy đủ và có
trách nhiệm các cuộc họp thường niên của các Công ước, liên Công ước,
từ đó tranh thủ được sự hỗ trợ của quốc tế để thực hiện các chương
trình, dự án về bảo vệ môi trường…
Việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế đã giúp Việt Nam đã thu hút
hơn 30 dự án quốc tế chuyên về môi trường với tổng kinh phí lên tới 755 triệu
USD (giai đoạn 2011 -2015). Các nguồn vốn huy động được đã đóng góp một phần
quan trọng cho đầu tư các công trình xử lý môi trường như bãi chôn lấp chất thải
rắn tập trung, trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, lò đốt chất thải y tế...
Tuy nhiên, theo ước tính của Bộ Tài nguyên và Môi trường,
nhu cầu đầu tư cho bảo vệ môi trường ở 16 ngành và lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam
có thể lên tới hơn 7,6 tỷ USD.
Hiện trên địa bàn cả nước, lượng nước thải các loại chưa
được xử lý lên tới 1,5 tỷ m3 (nước thải các khu đô thị và khu công nghiệp chiếm
khoảng 1 tỷ m3) trong khi đó ngành công nghiệp và dịch vụ môi trường nước ta
chưa đáp ứng được nhu cầu trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và xử lý
chất thải nói riêng. Vì vậy, Việt Nam rất cần sự hỗ trợ về tài chính cũng như
khoa học công nghệ của các nước phát triển để đầu tư và xử lý những vấn đề về
môi trường.
* Ưu tiên công nghệ môi
trường
Thời gian qua, với việc đa dạng hoá các kênh hợp tác, hoạt
động hợp tác quốc tế về KH&CN và công nghiệp môi trường cũng đã được mở rộng
và tăng cường theo nhiều mức độ khác nhau, từ hợp tác với cơ quan quản lý
KH&CN của các nước, đến các quỹ nghiên cứu KH&CN, các viện nghiên cứu,
trường đại học, các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội
khác. Từ đó, việc chuyển giao, tiếp nhận và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công
nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ngày càng đáp ứng được nhu cầu trong nước.
Đến nay trong lĩnh vực xử lý rác thải một số công nghệ xử
lý của nhiều nước trên thế giới đã và đang được chuyển giao cho Việt Nam như:
công nghệ xử lý chất thải rắn đa dạng (chôn lấp, sản xuất phân compost và tái
chế) và trong tương lai sẽ sản xuất điện từ khí sinh học tại khu Liên hợp xử lý
chất thải rắn Đa Phước, thành phố Hồ Chí Minh ; ủ phân compost theo công nghệ
Tây Ban Nha tại nhà máy chế biến rác thải Cầu Diễn (Hà Nội); ủ phân compost
theo công nghệ Pháp tại nhà máy xử lý rác thải Nam Định; công nghệ Dano - Đan Mạch
tại Hoóc Môn, TP HCM công suất 240 tấn/ngày. Và gần đây nhất là công nghệ chôn
lấp bán hiếu khí Fukuoka - Nhật Bản bắt đầu được chuyển giao và ứng dụng tại
Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội…
Đối với lĩnh vực xử lý nước thải, các doanh nghiệp của Việt
Nam đã từng bước tiếp cận, hợp tác và chuyển giao công nghệ từ nước ngoài. Một
số mô hình đã và đang được chuyển giao và áp dụng hiệu quả thực tế tại các cơ sở
sản xuất cho một số đối tượng nước thải y tế, sinh hoạt và các ngành công nghiệp
khác: Johkasou (Nhật Bản), DEWATS (Đức), Biofast-M (Hoa Kỳ), AAO (Nhật Bản),
C-Tech... Các chuyên gia về môi trường cho rằng, các công nghệ xử lý môi trường
được chuyển giao hầu hết mang lại hiệu quả cao.
Để lĩnh vực công nghệ môi trường phát triển tương xứng với
yêu cầu và đòi hỏi từ thực tế, theo lãnh đạo Bộ TN&MT, thời gian tới,
Bộ sẽ đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế về công nghệ, công nghiệp môi trường
dưới nhiều hình thức: Hợp tác song phương và đa phương; Nghiên cứu thị
trường và phát triển các dự án chuyển giao công nghệ, giải pháp bảo vệ môi trường;
Hỗ trợ, xây dựng và phát triển các dự án và mạng lưới hợp tác môi trường, xây dựng
hệ thống cơ sở dữ liệu và mạng lưới hợp tác môi trường với các đối tác khác
(thí dụ như Hàn – Việt, Nhật-Việt…).
Bộ cũng sẽ triển khai nhiều chương trình, dự án có liên
quan để đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
như: Chuyển giao, tiếp nhận và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường; Đào tạo cán bộ, thực hiện các đề tài, dự án hợp tác
nghiên cứu nhằm phát triển nguồn nhân lực cũng như tiếp cận công nghệ tiên tiến;
Sử dụng các nguồn hỗ trợ tài chính, kỹ thuật từ các quốc gia, các tổ chức quốc
tế và cá nhân nhằm phát triển và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường.