Công nghệ phủ xanh sa mạc bắt đầu được triển khai
Vừa qua, hợp đồng giữa Tổ chức Bảo vệ môi trường Na Uy Bellona và Hiệp hội kỹ sư, kiến trúc sư Max Fordham về dự án biến tất cả các sa mạc khô cằn trở thành những ốc đảo xanh mướt đã được ký.
Theo đó, dự án Rừng rậm Sahara sẽ
được bắt đầu với khu đất rộng 2 triệu mét vuông tại Aqaba, một vùng thị trấn
Nam Jordan. Tại đó, người ta sẽ thử nghiệm công nghệ mới có thể tạo ra nước
sạch, thức ăn và thực vật sống trên vùng đất tưởng chừng như “chết vì nóng”
này.
Ý tưởng về dự án “phủ xanh sa mạc” đã được trình lên Hội nghị bàn về khí hậu tổ chức tại Copenhagen, Đan Mạch cách
đây 2 năm và đã nhận được sự đồng tình tuyệt đối. Tháng 6.2010, Vua Jordan,
ngài Abdulla Đệ Nhị đã đọc được dự án nêu trên và ông hoàn toàn ấn tượng và cho
rằng, nước Jordan sẵn sàng làm thử nghiệm dự án này.
Trọng tâm của dự án là những nhà kính có khả năng tập
trung năng lượng mặt trời, trong đó nuôi trồng các loại rau quả truyền thống
bên cạnh những loại thực vật năng lượng như tảo. Nước biển bốc hơi ra bên ngoài
những nhà kính này để tạo ra không khí và điều kiện ẩm ướt, mát lạnh bên trong.
Một phần nước biển bốc hơi được cô đặc lại để chuyển hóa thành nước ngọt, dùng
để nuôi sống thực vật bên trong nhà kính. Trong khi đó, những cỗ máy hoạt động
bằng năng lượng mặt trời sẽ được dùng để tập trung điện năng chuyển nước biển
từ Biển Đỏ vào các nhà kính. Tảo được nuôi trồng chủ yếu là để hấp thu lượng
khí CO2 và cung cấp sinh chất, được sử dụng làm năng lượng.
Theo phát ngôn viên của dự án, đây là công nghệ hoàn toàn theo
quy trình tự nuôi sống lẫn nhau và cung cấp không chỉ ích lợi về mặt môi trường
mà còn cả về mặt kinh tế. Nếu tất cả diễn tiến tốt
đẹp thì trong tương lai, những sa mạc cằn cỗi hiện nay sẽ trở thành những
ốc
đảo xanh mướt, phục vụ cho môi trường sống.
Dự án được chia làm 3 giai đoạn chính, công đoạn cuối
cùng được thực hiện vào năm 2015.