Loại bỏ thạch tín khỏi nước sinh hoạt với chi phí thấp
Một công nghệ tiên phong giúp loại bỏ thạch tín khỏi nước sinh hoạt với chi phí thấp do các nhà khoa học trường đại học Queen’s Belfast (Anh) phát minh đã được thí điểm thành công ở Ấn Độ, Mỹ và sẽ có mặt tại Việt Nam trong 6 tháng nữa.
Công nghệ loại trừ thạch tín khỏi nước ngầm
sinh hoạt (SAR) không sử dụng hóa chất mà hoạt động dựa trên nguyên lý của quá
trình ôxy hóa và lọc có áp dụng công nghệ nano cho một loại khoáng phổ biến ở
khắp nơi trên thế giới: khoáng dạng gỉ sắt, Fe3O4 hay còn
gọi là magnetite, được nghiền thành bột tinh thể mịn.
Các nhà khoa học phát hiện
rằng khi các tinh thể có kích thước nhỏ tới 12nanomet (một nanomet bằng một
phần tỷ mét), chúng có sức hút thạch tín gấp 100 lần so với các hạt sắt từ đang
được dùng phổ biến để lọc nước ở khắp nơi.
Magnetite siêu mịn thậm
chí còn loại bỏ được thạch tín khỏi dung dịch nước thí nghiệm trong trường điện
từ cường độ yếu, chẳng hạn như cường độ điện từ của nam châm trong các cấu kiện
máy tính.
Công nghệ SAR hoạt động
rất đơn giản. Người ta chỉ cần đổ bột magnetite kích thước nano vào bể nước rồi
chờ để các phần tử thạch tín tích điện bị nam châm đơn giản hút xuống đáy.
Chi phí xây dựng một nhà
máy sử dụng công nghệ SAR có công suất lọc trung bình 6.000 lít nước/ngày chỉ
mất chưa đầy 4.000 USD và chi phí vận hành chỉ 20 USD/tháng.
Mỗi nhà máy có tuổi thọ
chừng 20 năm, không cần bảo trì cơ khí.
Công nghệ SAR đã được thí
điểm tại 6 nhà máy ở bang Tây Bengal (Ấn Độ) và vùng nông thôn ngoại ô bang
Washington (Mỹ). Kết quả thí điểm rất thành công.
Dự kiến, công nghệ SAR sẽ có mặt tại Việt
Nam, Campuchia và Mexico trong 6
tháng nữa.