SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu khả năng phân giải và khoáng hóa than bùn ở vườn quốc gia U Minh Thượng

[17/02/2021 11:12]

Nghiên cứu do đồng tác giả Lê Việt Khái và Thái Thành Lượm - Trường Đại học Kiên Giang thực hiện.

Ảnh minh họa

Đất bùn trong vườn Quốc gia U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long là một thành phần lập địa rất quan trọng đối với đất ngập nước theo mùa, trong đó than bùn có khả năng cải thiện môi trường đất và nước, hạn chế xâm nhập phèn và tạo ra mộ hệ sinh thái đất ngập nước với tính chất môi trường trung tính. Từ môi trường sinh thái vườn Quốc gia U Minh Thượng rất phong phú về thực vật, động vật và vi sinh vật. Tổng trữ lượng than bùn ở U Minh Thượng là 304.398m3 và tương đương 215.269 tấn, phân bổ trên đện tích 3.200 ha. Trong quá trình sử dụng đất con người đã khai thác và sử dụng cạn kiệt nguồn tài nguyên than bùn. Đến nay, than bùn ở vùng này bị thu hẹp cả về diện tích và chất lượng. Nghiên cứu thành phần hóa học và quá trình khoáng hóa nhằm mục đích đánh giá chất lượng than bùn từ đó đề xuất phương án duy trì và bảo vệ diện tích đất than bùn cho hệ sinh thái phong phú và đa dạng sinh học còn sót lại trong vùng. Với hệ sinh thái trên đất than bùn hết sức phong phú và đa dạng, do vậy để phát huy các giá trị và tiềm năng này vườn Quốc gia U Minh Thượng và được công nhận là di dản ASEAN vào năm 2013. Do vậy, việc nghiên cứu chất lượng than bùn về thành phần hóa học và quá trình khoáng hóa là rất cần thiết.

Vườn Quốc gia U Minh Thượng có trữ lượng than bùn trên đất ngập nước theo mùa còn sót lại ở đồng bằng sông Cửu Long, là tàn dư xác thực vật được tích lũy qua một quá trình phát triển và chết đi qua lượng vật rụng và bị vùi lấp không phân hủy với độ ẩm cao và yếm khí. Trong than bùn hàm lượng hữu cơ cao từ 25% trở lên; đất than bùn có cấu trúc mềm đến cứng, giàu chất hữu cơ nên rất dễ cháy và tỏa ra năng lượng cao tùy thuộc vào cấu trúc của than bùn. Để hiểu rõ các thành phần khoáng hóa của than bùn, đã thu thập mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm của Trường Đại học Kiên Giang.

Kết quả phân tích cho thấy độ phân giải than bùn trung bình ở độ dày 20 cm là 94,68%, ở 40 cm là 94,47%, ở 60 cm là 89,57%, ở 80 cm là 87,7%. Thành phần hóa học đất than bùn như sau: pH từ 2,9 đến 6,8, axit humic từ 2,76% đến 14,25%, chất hữu cơ từ 18,92% đến 46,33%, NH4 + từ 8,78 đến 27,01 mg/100g, nitơ tổng số (NTS) từ 0,41% tới 0,94%, P2O5 từ 0,03 mg/100g đến 0,09 mg/100g, K2O từ 0,27 mg/ 100g đến 0,84 mg/100g, độ ẩm từ 31,8% đến 66,77%. Kết quả nghiên cứu này đã khái quát hóa tính chất hóa học và khả năng khoáng hóa của đất than bùn VQGUMT nhằm có được các biện pháp bảo tồn và sử dụng hợp lý lâu dài và bền vững ở đồng bằng sông Cửu Long.

ctngoc

Tạp chí nông nghiệp Việt Nam, số 22/2020
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài