SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Ô nhiễm không khí khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn khi trưởng thành

[15/03/2021 17:11]

Một nghiên cứu mới cho thấy bằng chứng việc trẻ tiếp xúc sớm với không khí ô nhiễm có thể làm thay đổi gen dẫn đến bệnh tim và các bệnh khác khi trưởng thành. Phát hiện này có thể làm thay đổi cách các chuyên gia y tế và phụ huynh nghĩ về không khí mà trẻ em hít thở và đưa ra cho các biện pháp can thiệp lâm sàng.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu một nhóm trẻ chủ yếu là người Tây Ban Nha từ 6-8 tuổi ở Fresno, California, tiếp xúc với mức độ ô nhiễm không khí cao nhất do nông nghiệp công nghiệp và cháy rừng.

Sử dụng kết hợp nồng độ chất ô nhiễm hàng ngày liên tục được đo tại các trạm quan trắc không khí trung tâm ở Fresno, nhóm nghiên cứu ước tính mức phơi nhiễm ô nhiễm không khí trung bình trong 1 ngày, 1 tuần và 1, 3, 6 và 12 tháng trước mỗi chuyến tham gia. Khi kết hợp với bảng câu hỏi về sức khỏe và nhân khẩu học, kết quả đo huyết áp và mẫu máu, dữ liệu bắt đầu cho thấy một bức tranh đáng lo ngại.

Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một dạng khối phổ để phân tích các tế bào của hệ thống miễn dịch trong một nghiên cứu về ô nhiễm. Phương pháp tiếp cận cho phép thực hiện các phép đo nhạy hơn lên đến 40 điểm đánh dấu tế bào,  phân tích sâu hơn về tác động phơi nhiễm ô nhiễm so với trước đây.

Tiếp xúc với các hạt bụi mịn PM2.5, carbon monoxide và ozone theo thời gian có liên quan đến việc tăng methyl hóa, sự thay đổi của các phân tử DNA có thể thay đổi hoạt động của tế bào mà không làm thay đổi trình tự gen.

Sự thay đổi biểu hiện gen này có thể được truyền lại cho các thế hệ sau. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng tiếp xúc với ô nhiễm không khí tương quan với sự gia tăng bạch cầu đơn nhân, tế bào bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong việc tích tụ các mảng trong động mạch và có thể khiến trẻ em mắc bệnh tim khi trưởng thành. Nghiên cứu trong tương lai là cần thiết để xác minh các tác động lâu dài.

Trẻ em gốc Tây Ban Nha phải chịu gánh nặng không hề kém về sức khỏe, đặc biệt là ở California, nơi các em phải chịu mức độ ô nhiễm liên quan đến giao thông cao hơn so với trẻ em không phải gốc Tây Ban Nha. Trong số những người trưởng thành gốc Tây Ban Nha, tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp không kiểm soát được cao hơn so với các chủng tộc và sắc tộc khác ở Hoa Kỳ, điều quan trọng hơn là xác định ô nhiễm không khí sẽ ảnh hưởng như thế nào đến những rủi ro sức khỏe lâu dài đối với trẻ em gốc Tây Ban Nha.

Nhìn chung, các bệnh về đường hô hấp đang gây tử vong cho nhiều người Mỹ hơn mỗi năm và được xếp hạng là nguyên nhân thứ hai gây tử vong phổ biến trên toàn cầu.

ctngoc

www.sciencedaily.com
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài