SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Loại ung thư hiếm gặp khiến các tế bào miễn dịch tấn công các mô của cơ thể

[16/04/2022 16:58]

Bệnh bạch cầu hạt lớn lymphocyte (LGL) là một loại ung thư máu hiếm gặp. Giống như nhiều loại ung thư khác, bệnh đang trở nên phổ biến hơn, bệnh khó điều trị. Giờ đây, một nghiên cứu quốc tế do các nhà khoa học từ Đại học Helsinki dẫn đầu đã phát hiện ra rằng hệ thống miễn dịch của cơ thể LGL tự tấn công chính nó. Phát hiện này có thể giúp tạo ra các phương pháp điều trị mới cho bệnh bạch cầu LGL.

Bệnh bạch cầu LGL thực sự hiếm khi gây tử vong, nhưng nó gây ra một số triệu chứng mãn tính, làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bệnh làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, thiếu máu, đau khớp và nhiều triệu chứng dai dẳng khác. Điều này là do trong bệnh bạch cầu LGL, các tế bào miễn dịch của chính cơ thể, tế bào T, hình thành nên các tế bào ung thư.

Nói cách khác, căn bệnh này khiến cơ thể tự tấn công bằng cách sử dụng các tế bào tiêu diệt chính nó. Đáng buồn thay, các phương pháp điều trị, thường không thể giúp giảm đau lâu dài.

Giờ đây, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã phân tích một tập dữ liệu chứa 200 mẫu bệnh nhân bạch cầu LGL từ Phần Lan, Đức, Ý, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Các nhà khoa học phát hiện ra các tế bào miễn dịch của bệnh nhân LGL tấn công các tế bào của chính cơ thể, nhưng các tế bào T ung thư thực sự có thể tách ra khỏi tế bào khỏe mạnh.

Trước đây, điều này là khó thực hiện vì tế bào ung thư LGL rất giống với tế bào T bình thường có trong  máu. Các nhà nghiên cứu cho rằng nghiên cứu của họ chứng minh rằng một liệu pháp điều trị bệnh bạch cầu LGL thành công sẽ nhắm vào toàn bộ hệ thống miễn dịch, không chỉ các tế bào ung thư.

Các nhà nghiên cứu tin rằng các kỹ thuật được sử dụng trong nghiên cứu này cũng có thể được áp dụng trong các nghiên cứu ung thư khác. Hệ thống miễn dịch ở những bệnh nhân này được kích hoạt quá mức và liên tục đưa ra các dấu hiệu để các tế bào khối u tiếp tục phát triển cũng như cung cấp cho chúng một môi trường thuận lợi. Họ tin rằng những phát hiện tương tự sẽ được thực hiện ở các bệnh ung thư khác. Trên thực tế, mục tiêu của các nhà nghiên cứu là sử dụng các kỹ thuật tương tự để giải mã vai trò của hệ thống miễn dịch đối với các bệnh ung thư khác.

Bệnh bạch cầu tế bào lympho hạt lớn có thể hiếm khi gây chết người, nhưng nó là một bệnh nghiêm trọng. Bệnh chỉ được phát hiện vào năm 1985 và chiếm khoảng 2-3% tổng số các trường hợp rối loạn tăng sinh bạch huyết mãn tính. Bệnh bạch cầu LGL thường được chẩn đoán ở người lớn tuổi với độ tuổi chẩn đoán trung bình là trên 66 tuổi.

ctngoc

www.technology.org
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài