SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Lo lắng, uống rượu có thể được chữa khỏi bằng cách "khôi phục cài đặt" cho não

[10/05/2022 08:44]

Theo kết quả nghiên cứu trên động vật được công bố trên tạp chí Science Advances, chỉnh sửa gen có thể là một phương pháp điều trị tiềm năng đối với chứng rối loạn lo âu và sử dụng rượu ở những người trưởng thành đã tiếp xúc với rượu quá nhiều ở tuổi vị thành niên.

Nghiên cứu được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Illinois Chicago cho thấy, những tác động của việc uống rượu quá mức ở giai đoạn đầu đời đối với sức khỏe sau này.

Trong nghiên cứu trước đó, nhóm UIC đã phát hiện ra rằng uống rượu ở tuổi vị thành niên làm thay đổi hóa học trong não ở vùng tăng cường của gen Arc - đối với gen điều chỉnh hoạt động của protein liên kết với tế bào - và làm giảm biểu hiện Arc trong hạch hạnh nhân của cả loài gặm nhấm và người. Sự tái lập trình biểu sinh này của gen Arc ở trung tâm trí nhớ và cảm xúc của não góp phần gây ra chứng lo âu và rối loạn sử dụng rượu ở tuổi trưởng thành.

Trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng quá trình tái lập trình biểu sinh này, tồn tại trong suốt cuộc đời, thực sự có thể được đảo ngược với việc chỉnh sửa gen.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng một công cụ chỉnh sửa gen có tên gọi là CRISPR-dCas9 trong các thí nghiệm để điều khiển quá trình acetyl hóa và methyl hóa histone ở gen Arc ở mô hình chuột trưởng thành. Các quá trình này làm cho các gen ít nhiều có thể tiếp cận được để kích hoạt.

Đầu tiên, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu những con chuột trưởng thành tiếp xúc với rượu không liên tục ở tuổi thiếu niên, tương ứng với khoảng tuổi từ 10 đến 18 ở người. Họ quan sát thấy rằng khi dCas9 được sử dụng để thúc đẩy quá trình acetyl hóa, một quá trình làm lỏng chất nhiễm sắc và cho phép các yếu tố phiên mã liên kết với DNA, biểu hiện gen Arc được bình thường hóa. Và, các chỉ số về lo lắng và uống rượu giảm.

Sự lo lắng được đo lường thông qua thử nghiệm hành vi, chẳng hạn như bằng cách ghi lại hoạt động khám phá của những con chuột được đặt trong các thử nghiệm mê cung, và sự ưa thích rượu được đo bằng cách theo dõi lượng rượu tiêu thụ khi những con chuột được cho chọn hai chai bao gồm các tùy chọn như nước máy, nước đường và các nồng độ cồn khác nhau (3%, 7% và 9%).

Ở mô hình thứ hai, các nhà khoa học đã nghiên cứu những con chuột trưởng thành không tiếp xúc với rượu sớm. Khi dCas9 ức chế được sử dụng để thúc đẩy quá trình methyl hóa, thắt chặt chất nhiễm sắc và ngăn các yếu tố phiên mã liên kết với DNA, biểu hiện Arc giảm và các chỉ số về lo lắng và uống rượu tăng lên.

Kết quả này chứng minh rằng chỉnh sửa biểu sinh ở hạch hạnh nhân có thể cải thiện tâm lý người lớn sau khi tiếp xúc với rượu ở tuổi vị thành niên.

Uống rượu quá nhiều ở tuổi vị thành niên là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng và nghiên cứu này không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những gì xảy ra trong bộ não đang phát triển khi chúng tiếp xúc với nồng độ cồn cao mà quan trọng hơn là cho chúng ta hy vọng rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ có những phương pháp điều trị hiệu quả. Hiệu ứng này đã được chứng minh hai chiều xác thực tầm quan trọng của gen tăng cường Arc ở hạch hạnh nhân trong việc tái lập trình biểu sinh từ việc uống rượu ở tuổi vị thành niên.

ctngoc

www.technology.org
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài