SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Đánh giá điều trị khe hở vòm miệng tại bệnh viện sản-nhi tỉnh Quảng Ngãi

[07/07/2022 09:10]

Nghiên cứu do đồng tác giả Huỳnh Thị Lệ Châu, Nguyễn Đình Tuyến - Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh Quảng Ngãi thực hiện.

Ảnh minh họa

Khe hở vòm miệng (KHVM) là dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt làm tách rời cấu trúc vòm miệng bao gồm xương vòm miệng, khối cơ nâng vòm hầu, cơ căng màn hầu và niêm mạc. KHVM tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra những khó khăn trong ăn uống, giao tiếp. Trong điều trị KHVM cần phải có kế hoạch điều trị toàn diện từ lúc trẻ được sinh  ra  đến  khi  trưởng  thành  với  sự  phối  hợp  của nhiều  chuyên  khoa.  Cho  đến  nay,  chưa  có  đề  tài nghiên  cứu  về  điều  trị  KHVM  tại  Quảng  Ngãi.

Nghiên cứu nhằm mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu  thuật  của  người  bệnh  KHVM  điều  trị tại Bệnh viện  Sản -Nhi  tỉnh  Quảng  Ngãi.

Nghiên cứu lâm sàng mô tả, tiến cứu và theo dõi dọc thực hiện trên 32 người bệnh bị KHVM bẩm sinh được khám và điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Sản -Nhi tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian từ 01/2021 đến 08/2021.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, đặc điểm lâm sàng gồm 32 người bệnh khe hở vòm miệng 23 nam, 09 nữ, tuổi hay gặp 12-24 tháng. Lý do vào viện do nói ngọng chiếm tỷ lệ 56,2% (18/32), sặc khi ăn uống  43,8%  (14/32).  Sâu  răng  trên  2  răng  chiếm 40,6%. Người mẹ bị ốm đau trong ba tháng đầu mang thai có con KHVM chiếm 34,4% (11/34). Khe hở vòm miệng toàn bộ bên phải chiếm tỷ lệ cao nhất 40,6% (13/32),  bên  trái  18,8%  (6/32),  KHVM  mềm  cứng 31,3% (10/32); khe hở vòm miệng kết hợp khe hở môi là  62,5%  (20/32).  Chiều  rộng  của  khe  hở vòm miệng ở vị trí gai mũi sau trung bình 16,1±3,4 mm. Chiều dài vòm mềm trung bình trước và sau mổ lần lượt là 20,84±3,44 mm và 29,13±3,24 mm tăng được 39,78%. Thời gian phẫu thuật trung bình 85,47±8,17 phút. Kết  quả  phẫu  thuật:  Kết  quả  tốt  sau  mổ  đạt 96,6%  (31/32),  01  trường  hợp  bục  chỉ  vết  mổ.  Tái khám sau 2 tháng, vết mổ tốt chiếm 90,6%; và 9,45% (3/32) người bệnh có lỗ thông mũi miệng. Đặc  điểm  lâm  sàng  thường  gặp  gồm  khe  hở  vòm miệng toàn bộ bên phải, bên trái, khe hở vòm miệng mềm  cứng,  khe  hở vòm  miệng  kết  hợp  với  khe  hở môi. Phẫu  thuật  KHVM  tại  bệnh  viện  Sản  Nhi  tỉnh Quảng Ngãi đạt kết quả khả quan, thời gian mổ chấp nhận được. Tái khám sau 2 tháng vết mổ tốt chiếm 90,6% (29/32).

ctngoc

Tạp chí Y học Việt Nam, số 2, tháng 6/2022
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài