SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và một số hợp chất thiên nhiên có trong cây diệp hạ châu trên hai loại đất tại tỉnh Thừa Thiên Huế’

[19/07/2022 10:44]

Nghiến cứu do nhóm tác giả Nguyễn Văn Đức, Châu Võ Trung Thông, Phan Thị Duy Thuận - Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, Phan Văn Cường - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế, Phan Thị Lâm - Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội -Viện Dược liệu thực hiện.

Ảnh minh họa

Ở Việt  Nam có  44  loài  thuộc  chi Phyllanthus, trong đó 2 loài được chú ý hơn cảlàdiệp   hạchâungọt   (Phyllanthus urinariaL.)  và diệp     hạ châu đắng (Phyllanthus amarusSchum. et Thonn). Loài P. urinaria là cây thân thảo, mọc thẳng, cao từ 30-60 cm, thân cây có màu tím-đỏ. Ở nước ta, cây này  mọc  khắp nơi  thường  thấy ở các  bải  cỏ,  ruộng  đất hoang.  Loài P.  amarushay còn là chó đẻ thân xanh, là cây thân thảo, mọc thẳng, cao từ 60-80 cm. Ở thân cây có màu xanh, có hoạt   chất   chính   lignan,   phillanthin   và hypohillanthin (Đỗ Tất  Lợi,  2015).  Có  tác dụng  kháng  khuẩn  đối  với  các  giống  vi khuẩn; tụ cầu trùng, Typhi, Flexneri, Sonnei, Shiga, Subtilus. Khi chiết xuất lá và thân  cây diệp hạ châu đắng P. amarus thu được ở phần  cặn  chứa  n-hexan  hoạt  chất chính   là   Phillanthin   và   Hypophillathin (Nguyễn Văn Đậu và cs., 2003).

Vật liệu và thời gian nghiên cứu: cây diệp hạ châu đắng Phyllanthus  amarus Schum  et. Thonn. Thời gian nghiên cứu: Thí nghiệm tiến hành trong vụ Xuân 2020, ngày trồng 15/02/2020 đến ngày 15/04/2020.

Nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây diệp hạ châu được trồng trên đất phù sa và đất xám bạc màu; Xác định sự hiện diện của các hợp chất:  flavonoid,  polyphenol,  tanin  và alkaloid được chiết xuất từ cây diệp hạ châu ở 2 loại đất trồng khác nhau. Thí  nghiệm được tiến hành trực tiếp trên  2  vùng  đất có  điều  kiện thổ  nhưỡng khác nhau. Tiến hành cày và lên luống (rộng 40 cm, cao 20-25 cm), không sử dụng phân bón.

Kết quả cho thấy khi trồng cây diệp hạ châu trên đất phù sa cho kết quả về sinh trưởng, phát triển và năng suất cao hơn so với trên đất xám bạc màu, cụ thể: sau 60 ngày sau trồng, tốc độ tăng trưởng của cây ở vùng đất phù sa đạt 54,18 cm là cao hơn so với vùng đất xám bạc màu chỉ đạt 48,38 cm, có p<0,05. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ở vùng trồng trên đất phù sa đạt lần lượt là 7,00 và 4,10 tấn/ha trong khi đó ở vùng đất xám bạc màu đạt lần lượt 6,50 và3,60 tấn/ha. Định tính trong dung môi ethanol ở 2 vùng đất trồng khác nhau đều có sự hiện diện các các hợp chất hữu cơ thiên nhiên: alkaloid, polyphenol, flavonoid và tanin, tuy nhiên ở vùng trồng trên đất xám bạc màu cho kết quả hợp chất tanin và alkaloid có phản ứng dương tính rất rõ (+++) hơn so với ở vùng trồng trên đất phù sa.

ctngoc

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, tập 6/2022
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài