SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Đặc tính hóa học đất phèn trồng khóm (Ananas comosus) vụ tơ tại xã tân tiến, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

[27/07/2022 16:48]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Quốc Khương, Châu Hoàng Trọng,Lê Vĩnh Thúc, Trần Ngọc Hữu - Trường Đại học Cần Thơ, Lý Ngọc Thanh Xuân - Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện.

Ảnh minh họa

Khóm  (hay  còn  gọi  là  dứa)  có  tên khoa  học  (Ananas  comosus),  được  trồng phổbiến trên nền đất phèn ởnhiều tỉnh của Đồng  bằng  sông  Cửu Long như Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, Hậu Giang. Khóm là cây trồng  chủ lực  thứhai  sau  cây  lúa ởHậu Giang, tập trung chủyếu trên đất phèn. Ở thành  phố VịThanh  diện  tích  khóm chiếm khoảng 13,9% (1.280 ha) trong tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, trong đó xã  Tân Tiến  có  229  ha.Cây  khóm ởvùng Vị Thanh  đạt  năng  suất  trung  bình  13,9 tấn/ha (Lê Hồng Việt, 2019). Tuy nhiên, đất phèn là một trong những nhóm đất gây trở ngại cho canh tác nông nghiệp, vì trong đất phèn  có  sự hiện  diện  với  nồng độ cao  của một  số độc  chất như Al3+,  Fe2+và  Mn2+(Jones và cs., 2016; Johnston và cs., 2016; Shabalala  và  cs., 2017). Các độc  chất  này hạn  chếhiệu  quả sử dụng  của  phân  bón. Chẳng hạn như độc chất Al3+, Fe2+kết hợp với lân, dẫn đến lân hiện diện ở dạng không hữu  dụng  cho  cây  trồng  (Margenot  và  cs., 2017). Vì vậy, dưỡng chất lân có thể không cung  cấp đủ cho  cây  khóm.  Bên  cạnh đó, đặc tính hóa, lý đất canh tác khóm ở vùng VịThanh đã được xác định, nhưng các đặc tính chỉđượckhảo sát dưới dạng phẫu diện đất; nghĩa là đặc tính đất cho một địa điểm cụ thể (Nguyễn Quốc Khương và cs., 2020). Hiện nay, nhiều biện pháp như bón vôi hay sử dụng hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu được thực hiện phổ biến để giảm độ chua và độc  chất  trong đất  phèn.  Ngoài  ra,  một  số lượng rất nhỏ các hộcanh tác khóm sử dụng biện  pháp  sinh  học như bón chế phẩm  vi sinh hay phân hữu cơ vi sinh để giải quyết các trởngại trên đất phèn. Do đó, các biện pháp  này  có  thểlàm thay đổi đặc  tính  về hình  thái  và  hóa lý đất.  Vì  vậy, xác định được độ phì nhiêu về mặt hóa học là cơ sở để việc cung cấp dưỡng chất một cách hiệu quả cho cây khóm.

Mục tiêu của nghiên cứu là xác định đặc tính hóa học đất phèn trồng khóm tại xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang nhằm đề xuất yếu tố trở ngại về đất cho canh tác khóm. Tổng số 15 mẫu đất được  thu ởtầng  0-20  cm  từ 15 vườn  trồng  khóm.

Mẫu đất phèn được  thu  từ 15 vườn trồng  khóm  từ chồi cuống ở giai đoạn  7 tháng  tuổi  tại  xã  Tân  Tiến,  thành  phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang vào thời điểm tháng 2 năm 2020. Các chỉ tiêu phân tích được thực hiện tại Bộ  môn  Khoa  học Cây  trồng, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ.

Kết  quả phân  tích  cho  thấy đất  trồng  khóm ở ngưỡng rất chua. Ngoài ra, hàm lượng Al3+và Fe2+lên đến 20,4meq Al3+/100 gvà787,8mg/kg. Hàm lượng đạm tổng  số được đánh giá ở mức trung bình, và lượng đạm  hữu dụng được xác định ở dạng NH4+là 40,4 -227,4 mg/kg và NO3-có giá trị13,1 -96,3 mg/ kg. Hàm lượng lân tổng số thuộc nhóm giàu lân, nhưng hàm lượng lân dễ tiêu ở ngưỡng trung bình. Bên cạnh đó, hàm lượng lân khó tiêu Al-P, Fe-P và Ca-P đạt giá trị trung bình lần lượt là 42,9, 202,3 và 20,6 mg/kg. Hàm lượng cation được đánh giá ở ngưỡng trung bình. Hàm lượng chất hữu cơ được xác định ở mức cao. Nhìn chung, đất canh tác khóm có độ phì nhiêu ở mức trung bình. Cần bón lân từ sản phẩm sinh học để hạn chế lân bị cố định bởi nhôm và sắt.

ctngoc

 

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, tập 6 (1) 2022
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài