SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Đánh giá hiện trạng và biến động trong săn bắt trái phép động vật hoang dã tại khu bảo tồn Sao La Thừa Thiên Huế

[16/08/2022 15:11]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Lê Thanh Hướng, Trần Nam Thắng, Hoàng Thị Hồng Quế, Trần Xuân Hiền - Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế thực hiện.

Ảnh minh họa

Việt Nam bị coi là nước tiêu thụ động vật hoang dã đồng thời Việt Nam cũng được coi là một nước trung chuyển trong hoạt động buôn bán động vật hoang dã xuyên biên giới và xuyên quốc gia (Van  Asch,2017).Theo số liệu năm 2017, có 1.352 trường hợp vi phạm về động vật hoang dã. Bao gồm 65,2% buôn bán và quảng cáo, 21,1% nuôi nhốt trái phép và 1,61% săn bắt động vật hoang dã 829 trường hợp được ghi nhận qua đường dây nóng do người dân báo, so với năm 2016 tăng 29% (WWF, 2017). Trong số này, có đến 399 trường hợp được giải quyết, tỷ lệ thành công 48%, so với năm 2016 đã tăng 6%. Việc vi phạm bảo vệ động vật hoang dã diễn ra nhiều nhất ở các tỉnh thành  phố  Hồ  Chí  Minh,  Vũng  Tàu,  Hà Nội... (EVN, 2017).

Mặc dù đã có rất nhiều hỗ trợ từ nhà nước và chính quyền địa phương để giảm bớt mức độ phụ thuộc vào tài nguyên rừng. Nhưng thực trạng về săn bắt động vật hoang dã làm thức ăn và bán lấy tiền để tăng thu nhập vẫn khá phổ biến ở các cộng đồng ở vùng sâu vùng xa của tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiện trạng và biến động trong săn bắt động vật hoang dã tại Khu Bảo tồn Sao la Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu sử dụng kết hợp hoạt động phỏng vấn hộ gia đình, thảo luận nhóm, phỏng vấn chuyên gia, kế thừa kết quả điều tra giám sát đa dạng sinh học, dữ liệu từ hệ thống bẫy ảnh... để đánh giá đánh giá mức độ phụ thuộc vào tài nguyên rừng, sự thay đổi trong hoạt động săn bắt động vật hoang dã, mối tương quan giữa các khu vực giàu tài nguyên động vật hoang dã và hệ thống bẫy bắt động vật hoang dã của người dân địa phương các xã vùng đệm của Khu Bảo tồn Sao la Thừa Thiên Huế, ở 2 huyện Nam Đông và A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nghiên cứu chỉ ra mức độ phụ thuộc giảm dần đối với tài nguyên rừng của người dân địa phương, các khu vực họ thường đặt bẫy để săn bắt động vật hoang dã và sự thay đổi theo thời gian của tiến trình này. Nghiên cứu cũng chỉ ra được các khu vực cần ưu tiên trong hoạt động bảo vệ, quản lý tài nguyên động vật hoang dã, các vấn đề cần lưu tâm trong việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng cũng như sự cần thiết phải có các mô hình phát triển sinh kế cho người dân địa phương nhằm giảm mức độ phụ thuộc vào tài nguyên rừng và khai thác động vật hoang dã.

ctngoc

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, tập 5 (1) 2021
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài