SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Một số hợp chất cô lập từ cao Chloroform của thân cây mật gấu Mahonia Nepalensis DC.

[24/07/2023 15:10]

Cây Mật gấu có tên khoa học Mahonia nepalensis DC., họ Hoàng liên gai (Berberidaceae). Một số địa phương gọi là Hoàng bá gai, Thích hoàng liên, Tồng phềnh. Cây Mật gấu mọc hoang, thường gặp ở một số tỉnh vùng núi cao và mát như Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Lâm Đồng.

Theo kinh nghiệm dân gian, cây Mật gấu có công dụng chữa một số bệnh. Cụ thể, cây Mật gấu thường dùng chữa ho lao, sốt cơn, khạc ra máu, lưng gối yếu mỏi, chóng mặt ù tai, mất ngủ, chữa viêm ruột, tiêu chảy, kiết lị, viêm da dị ứng, viêm gan, viêm nha chu. Rễ có tác dụng làm chất giãn cơ, chất chống oxy hóa và chất chống nấm. Thân cây có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, chống nấm, điều trị các bệnh về da như bệnh chàm, vảy nến. Trên thế giới đã có những nghiên cứu về loài cây Mật gấu, đã phát hiện bằng UPLC-MS các hợp chất từ rễ cây Mật gấu, bao gồm: reticuline, oblongine, magnofl orine, isoboldine, isocorydine, glaucine, demethyleneberberine, jatrorrhizine, palmatine, berberine, thalifendine, berberrubine, 8-oxojatrorrhizine, 8-oxoberberine...

Ở Việt Nam, thành phần hóa học trong thân cây một số chất như sau: campesterol, tetradecanoic acid, pentadecanoic acid, hexandecanoic acid, heptadecanoic acid, octadecanoic acid, cis-13- octadecenoic acid, (9Z,12Z)-octadecadienoic acid-thành phần chủ yếu là các acid. Điều đó cho thấy, cây Mật gấu hay thân cây Mật gấu là một nguồn dược liệu quý, có tiềm năng cần tiến hành nghiên cứu.

1. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu

1.1. Nguyên liệu

Thân cây Mật gấu Mahonia nepalensis DC., họ Hoàng liên gai (Berberidaceae). Sau khi thu hái, thân cây được rửa sạch, phơi khô và xay nhuyễn thành bột.

1.2. Hóa chất và thiết bị

Silica gel sắc ký cột cỡ hạt 0,040 – 0,063 mm và bản mỏng silicagel 60–F254 của hãng Merck, Đức. Các dung môi công nghiệ p hãng Chemsol (Việt Nam) được chưng cất trước khi sử dụng gồm: n-hexane (H), petroleum ether (PE), chloroform (C), ethyl acetate (EA), methanol (MeOH), acetone (Ac), isopropanol (IPA). Phổ 1H-NMR (500 MHz) và 13C-NMR (125 MHz), kết hợp với kỹ thuật phổ hai chiều HMBC… được đo trên máy cộng hưởng từ hạt nhân BRUKER AC 500 MHz tại Phòng Thí nghiệm phân tích trung tâm, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Đèn UV ở bước sóng 254-365 nm.

1.3. Phương pháp nghiên cứu

a. Chuẩn bị mẫu phân tích

Bột thân cây Mật gấu (9 kg) được chia làm nhiều phần trích nóng với MeOH. Mỗi phần trích khoảng 200 g bột và 1,5 l MeOH, trích 3 lần mỗi lần trong 3 giờ. Toàn bộ dịch trích sau khi cô quay thu hồi dung môi dưới áp suất thấp thu được cao MeOH thô (850 g). Cao MeOH thô được hòa tan với 500 ml methanol bằ ng só ng siêu âm, sau đó trích lỏnglỏng với đơn dung môi có độ phân cực tăng dn thu được các cao tương ứng sau: n-hexane (73 g), chloroform (412 g), ethyl acetate (70 g), acetone (100 g) và methanol (45 g). Tiến hành khảo sát trên cao chloroform (412 g) với các hệ dung môi khác nhau.

b. Phân lập chất từ cao chloroform thân cây mật gấu

Tiến hành khảo sát thành phần hóa học cao chloroform (412 g) được ly trích từ cây Mật gấu dựa trên sắc kí cột silica gel pha thường cùng với hệ dung môi giải ly là H:EA (0 – 100% EA). Tiếp tục với hệ dung môi C:MeOH có độ phân cực tăng dần (5%-100% MeOH). Kết quả thu được các phân đoạn nhỏ được đánh số từ A đến K. Phân đoạn D (9,76 g) tiến hành giải ly với hệ dung môi H:C (5:5) độ phân cực tăng dần đế n 100%C. Từ phân đoạ n nhỏ thu đượ c, khả o sá t trên TCL, chọ n phân đoạ n có vế t chấ t để tiếp tục giải ly với hệ dung môi H:EA (9:1) theo độ phân cực tăng dần đế n 100%EA, theo dõ i bả n mỏ ng chọ n phân đoạ n phù hợ p để tinh chế bằng sắc kí lớp mỏng với hệ dung môi H:C:Ac (9:0,8:0,2) thu được hợp chất 1 (7 mg) và 2 (10 mg). Tương tự khảo sát phân đoạn E (3,12 g) với hệ dung môi H:Ac với độ phân cực tăng dần. Sau đó sử dụ ng sắ c kí điề u chế vớ i hệ dung môi H:C:EA với tỷ lệ (6:3:1) thu được hợp chất 3 (4,50 mg).

- 5-hydroxymethyl-2-furfuraldehyde (1), dạng gel màu vàng, tan trong dung môi chloroform, TLC hệ dung môi PE:IPA (9:1) Rf= 0,4. 1H-NMR (CDCl3, 500 MHz, δ, ppm, J/Hz): 4,69 (2H, s, H-1”), 6,5 (1H, d, J=3,5Hz, H-4), 7,2 (1H, d, J=3,5Hz, H-3), 9,55 (1H, s, H-1’). 13C-NMR (CDCl3, 125 MHz, δ, ppm): 177,7 (C-1’); 160,8 (C-5); 152,4 (C-2); 122,9 (C-3); 110,0 (C-4); 57,6 (C-1”).

- 2,3-dimethoxyphenol (2), kết tủa vô định hình, tan trong dung môi chloroform, TLC hệ dung môi PE:IPA (9:1) Rf= 0,45. 1H-NMR (CDCl3, 500 MHz, δ, ppm, J/Hz): 7,73 (1H, dd, J=7,8; 1,8Hz; H-6), 7,2 (1H, t, J=8,0Hz, H-5), 7,6 (1H, dd, J=8,0; 1,7Hz, H-4), 4,09 (3H, s, H-1’), 3,9 (3H, s, H-1”). 13C-NMR (CDCl3, 125 MHz, δ, ppm): 66,2; 56,2 (C-1’; C-1”), 165,0 (C-1), 152,0 (C-3), 148,0 (C-2), 125,0 (C-5), 124,0 (C-6), 117,0 (C-4).

- 2-methylpyridin-3-ol (3), dạng gel màu cam, tan trong dung môi methanol, TLC hệ dung môi C:EA (1:1) Rf= 0,45. 1H-NMR (CDCl3, 500 MHz, δ ppm, J/Hz): 7,12 (1H, dd, J=5,0; 1,9Hz; H-6), 7,06 (1H, dd, J=8,0; 5,0Hz, H-5), 7,85 (1H, dd, J=8,0; 1,9Hz, H-4); 2,40 (3H, s, H-1’). 13C-NMR (CDCl3, 125 MHz, δ ppm): 154,0 (C- 3); 147,7 (C-2); 139,2 C-6); 123,6 (C-5), 123,3 (C-4), 18,4 (C-1’).

Trong nghiên cứu này, ba hợp chất lần đầu tiên được phân lập từ cao chloroform của thân cây Mật gấu bao gồm 5-hydroxymethyl- 2-furfuraldehyde (1), 2,3-dimethoxyphenol (2), 2-methylpyridin-3-ol (3). Các hợp chất này cần tiếp tục được đánh giá thêm hoạt tính sinh học nhằm tìm kiếm các hoạt chất sinh học quý từ nguồn thực vật tại Việt Nam.

Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài