SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Ánh sáng trắng nhân tạo thân thiện với mắt người

[19/10/2010 09:40]

Một loại hợp chất hữu cơ mới, được các nhà khoa học của Viện Lý hóa thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Ba lan và khoa Hóa trường Đại học Warsaw khám phá, có thể phát ra ánh sáng trắng với quang phổ liên tục. Thành quả này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm rằng chỉ cần một thành phần nhóm phát quang là cần thiết để tạo ra các nguồn ánh sáng và màn hình thân thiện với mắt người.

Gây mỏi mắt và gây ấn tượng rằng ánh sáng trắng là nhân tạo thường là những hiện tượng rất phổ biến đối với những ai hay ở những nơi được thắp sáng bằng các nguồn phi nhiệt thông dụng như bóng hùynh quang hay LED. Các nhà khoa học ở các phòng thí nghiệm trên toàn thế giới đã cố gắng loại bỏ những hiệu ứng phụ khó chịu này trong nhiều năm bằng cách tìm kiếm những phương pháp để tái tạo ánh sáng mặt trời, nguồn sáng tự nhiên nhất đối với con người. Ở nghiên cứu mới này, các nhà khoa học Balan đã chứng tỏ rằng có thể đạt được mục tiêu này. Họ cho biết họ đã khám phá ra được một loại phân tử hữu cơ phát ánh sáng trắng với quang phổ liên tục bao phủ hầu hết toàn bộ phạm vi khả kiến. Điều quan trọng là việc phát ra ánh sáng trắng này đạt được từ một hợp chất hóa học với cấu trúc rất đơn giản.

Màu trắng là một màu đặc biệt được tạo ra nhờ kết quả của sự pha trộn ánh sáng của tất cả các bước sóng trong phạm vi khả kiến, ví dụ từ xấp xỉ 420 tới 730 nanomet. Màu trắng của bóng huỳnh quang và các nguồn sáng nhân tạo được tạo ra bởi sự pha trộn của ba màu: đỏ, xanh lá cây và xanh da trời, là những màu đến từ việc phát không liên tiếp các nhóm phát quang vô cơ khác nhau (halophosphate hay triphosphate). Ánh sáng thu được theo cách này không có nhiều thành phần màu, và đó chính là hiệu ứng gây ra thị giác khó chịu. Ngoài ra, nhu cầu sử dụng các hợp chất làm giảm hiệu quả năng lượng của các nguồn sáng và làm phức tạp công nghệ chế tạo chúng.

Nghiên cứu mới đã quan sát được việc phát ánh sáng trắng liên tiếp bao trùm toàn bộ phạm vi khả kiến. Nguồn của nó là một lacton tím tinh thể (CVL), một hợp chất được sản xuất với khối lượng lớn và thường được sử dụng ở giấy phô-tô làm chất tiền thân của thuốc nhuộm. Một phân tử CVL có hai phân tử huỳnh quang được nhúng trong cấu trúc của nó và chịu trách nhiệm phát ra ánh sáng: một ánh sáng xanh da trời và một là ánh sáng da cam. Sự đóng góp của mỗi một ánh sáng này vào huỳnh quang kép của CVL phụ thuộc chặt chẽ vào môi trường của phân tử làm biến đổi năng lượng của các trạng thái kích hoạt của chúng. Nhóm nghiên cứu cho biết, bằng cách điều chỉnh sự bao quanh của phân tử này, có thể điều khiển được các thông số của quang phổ phát sáng, và hệ quả là thay đổi màu hoặc bóng của ánh áng trắng thu được.

ScienceDaily
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài