SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

“KHOA HỌC PHẢI TỪ SẢN XUẤT MÀ RA”

[12/05/2014 07:04]

Cách đây hơn 50 năm, ngày 18.5.1963, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Hội Phố biến khoa học, kỹ thuật Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao nâng suất lao động, không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi”. Trải qua hơn 5 thập kỷ, đến nay ngày 18.5 hàng năm đã được luật định trở thành Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam, đánh dấu một mốc son mới trong việc khẳng định vị trí, vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của đất nước.

TS NGHIÊM VŨ KHẢI

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến sự phát triển của KH&CN vì Người cho rằng, nó có ảnh hưởng rất lớn đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Người đã không ngừng chăm lo bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ KH&CN để phục vụ nước nhà.

Trong bài phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Hội Phổ biến khoa học, kỹ thuật Việt Nam (18.5.1963), Hồ Chủ tịch đã phân tích: “Chúng ta đều biết rằng trình độ khoa học, kỹ thuật của ta hiện nay còn thấp kém. Lề lối sản xuất chưa cải tiến được nhều. Cách thức làm việc còn nặng nhọc. Năng suất lao động còn thấp kém. Phong tục tập quán lạc hậu còn nhiều”. Vì vậy, nhiệm vụ của khoa học là ra sức cải biến những cái đó. Khoa học là tổng kết những kinh nghiệm đấu tranh giữa giai cấp bị bóc lột và giai cấp bóc lột và đấu tranh giữa con người vớí thiên nhiên. Ở đây chỉ nói riêng về khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Người nhấn mạnh: “Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi”.

KH&CN liên kết chặt chẽ với sản xuất, nhất là ở những nước còn nghèo như Việt Nam để phục vụ sản xuất phát triển; đồng thời sản xuất cũng là động lực thúc đẩy KH&CN phát triển. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nước ta trong việc xây dựng tiềm lực KH&CN hướng tới hiện đại, thúc dẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh, tạo điều kiện nâng cao đời sống của nhân dân, trước hết là bảo đảm các yêu cầu cơ bản của người dân, xóa đói giảm nghèo, từng bước đưa đất nước phát triển bền vững. Theo Hồ Chủ tịch: “Nhiệm vụ của khoa học, kỹ thuật là cực kỳ quan trọng, cho nên mọi ngành, mọi người đều phải tham gia công tác khoa học, kỹ thuật, để nâng cao năng suất lao động, sản xuất ra nhiều của cải vật chất, để xây dựng chủ nghĩa xã hội thắng lợi”.

Đã hơn 50 năm trôi qua, những lời dạy của Bác vẫn mang tầm vóc tư duy và ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn vô cùng sâu sắc và thấm thía. Trong câu nói ngắn gọn, dễ hiểu và súc tích đó. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ nguyên lý, phương châm và sứ mệnh cao cả của KH&CN. Liên kết chặt chẽ giữa KH&CN với sản xuất là một guan điểm mang tính nguyên lý đối với hoạt động KH&CN trong tư tưỏng Hồ Chí Minh về KH&CN.

Trên thực lế, trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước cũng như trong ý thức của đa số người dân thì vai trò to lớn cùa KH&CN trong phát triển kinh tế - xã hội ngày càng được khẳng định. Vì vậy, để thúc đẩy sự phát triển của KH&CN không chỉ cần sự góp sức của giới khoa học mà còn của toàn xã hội. Ngày nay, trong thế giới hiện đại với sự phát triển chưa từng có của KH&CN làm xuất hiện nền kinh tế tri thức, cùng với xu thế toàn cầu hóa đem lại cho tất cả các nước trên thế giỏi nhiều cơ hội song cũng không ít thách thức. Trong điều kiện đó, càng phải thấm nhuần và phát huy cao hơn nữa tư tưởng của Bác về phát triển KH&CN. Trên mọi lĩnh vực, từ văn hóa, KH&CN đến ngoại giao, kinh tế, Hồ Chủ tịch luôn nhấn mạnh quan điểm kết hợp giữa tiếp thu thành tựu văn minh của nhân loại với phát triển sức mạnh nội sinh, bảo đảm tính dân tộc và tính thời đại; trong đó nội lực mang tính quyết định.

Trong suốt hơn 5 thập kỷ qua, giới khoa học Việt Nam đã có những đóng góp đáng ghi nhận cho đất nước. Tuy còn có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng chúng ta có thể khách quan nhận định rằng, thành tựu KH&CN quan trọng nhất cho đến nay là Việt Nam vẫn duy trì được đội ngũ nhân lực KH&CN đông đảo về số lượng, đa dạng về lĩnh vực, trong đó có những cá nhân, tập thể chuyên gia tầm cỡ khu vực và quốc tế ở một số ngành KH&CN quan trọng. Nếu chúng ta có chính sách và biện pháp thu hút, trọng dụng đúng đắn thì đội ngũ KH&CN hiện nay có thể bảó đảm tạo được bước tiến mang tính đột phá, đưa KH&CN thực sự trở thành động lực quan trọng hàng đầu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bảo vệ Tổ quốc.

Trong hai năm qua, một số chủ trương, chính sách lớn phát triển KH&CN đã được bổ sung, hoàn thiện, mở ra những cơ hội để các nhà khoa học đóng góp tài năng, tâm huyết vì sự nghiệp chấn hưng đất nước. Đó là Chiến lược phát triển KH&CN đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 11.4.2012; Nghị quyết Số 20-NQ/TW ngày 01.11.2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, và Luật KH&CN 2013 (Luật số 29/2013/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 18.6.2013). Trong số các văn bản trên, Luật KH&CN năm 2013 đã trở thành đạo luật căn bản với nhiều quy đinh pháp lý mang tính đổi mới rất căn bản và toàn diện về chính sách đầu tư, cơ chế tài chính, chính sách thu hút và trọng đụng nhân tài KH&CN nhằm tiếp tục khẳng định phát triển KH&CN là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước nhanh và bền vững. KH&CN có vai trò quyết định trong việc thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Cộng đồng khoa học đón nhận tinh thần đổi mới của Luật với niềm hy vọng rằng, sẽ có nhiều cơ hội nghiên cứu, ứng dụng hơn trước đây để từ đó đóng góp được nhiều hơn cho đất nước và được xã hội tôn vinh. Từ sự kiện Hồ Chủ tịch nói chuyện tại Đại hội đại biểu lần thứ I của Hội Phổ biến khoa học, kỹ thuật Việt Nam, đến nay ngày 18.5 đã được luật hóa để trở thành Ngày KH&CN Việt Nam. Đây sẽ là ngày hội khoa học và công nghệ không chỉ đối với giới tri thức mà còn là ngày hội để mọi người dân có cơ hợi để tìm hiểu các thành tựu KH&CN trong nước và trên thế giới, là ngày hội phổ biến kiến thức KH&CN đến toàn xã hội. Ngày 18.5 hàng năm cũng là dịp để cả hệ thống chính trị, trước tiên là giới khoa học cùng nhìn nhận, đánh giá khách quan, công bằng về thành tựu cũng nhu những thách thức, tồn tại trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển KH&CN là một quốc sách hàng đầu.

Khoa học phải từ sàn xuất mà ra…” lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi là kim chỉ nam, là động lực để mỗi người quản lý, nhà khoa học, các doanh nghiệp và mọi người dân tiếp tục thi đua phát huy nội lực, đổi mới sáng tạo, lập nên nhiều thành tựu, nâng cao tiềm lực KH&CN Việt Nam, góp phần xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Người hằng mong ước.

Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài