SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Bản tin hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) tháng 02

[05/02/2015 14:41]

Thông tin cảnh báo từ các nước thành viên WTO.

 Các yêu cầu chung đối với thùng rau và hoa quả tươi

RauCuHoaTrai2.jpg

Ngày 12/1/2015, Bộ Công thương Oman có thông báo G/TBT/N/OMN/196 về Tiêu chuẩn Gulf đối với các thùng rau quả tươi làm từ gỗ, carton hoặc nhựa. Theo đó, tất cả các yêu cầu chung trong Tiêu chuẩn này đều là quy định bắt buộc áp dụng. Mục đích của tiêu chuẩn này là bảo vệ an toàn và sức khỏe con người. Thời gian dự kiến để thông qua quy định sửa đổi này sẽ được quyết định sau. Để xem nội dung đầy đủ của dự thảo này, có thể xem theo địa chỉ sau:

https://members.wto.org/crnattachments/2014/TBT/OMN/14_5650_00_x.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/ OMN/196

Mỹ phẩm 

my pham.jpg

Ngày 07/1/2015, Bộ An toàn Thuốc và Thực phẩm Hàn Quốc có thông báo G/TBT/N/KOR/545 về Dự thảo sửa đổi “Quy chuẩn liên quan đến việc miễn trừ Quy trình thử nghiệm kiểm soát chất lượng đối với mỹ phẩm nhập khẩu”. Theo đó, việc thu hồi lệnh miễn trừ thanh tra chất lượng sẽ bị hủy bỏ do không có cơ sở pháp lý theo Luật Mỹ phẩm. Trong trường hợp hậu kiểm phát hiện mỹ phẩm nhập khẩu không phù hợp, các biện pháp khắc phụ sẽ được áp dụng. Mục đích của việc sửa đổi này là bảo vệ an toàn và sức khỏe con người. Thời gian dự kiến để thông qua quy định sửa đổi này sẽ được quyết định sau. Để xem nội dung đầy đủ của dự thảo này, có thể xem theo địa chỉ sau:

https://members.wto.org/crnattachments/2015/TBT/KOR/15_0064_00_x.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/ KOR/545

Sản phẩm dệt may

det may.jpg

Ngày 06/1/2015, Cơ quan Các vấn đề Tiêu dùng Nhật Bản có thông báo G/TBT/N/ JPN/476 về Sửa đổi một phần các quy chuẩn ghi nhãn chất lượng sản phẩm dệt may. Các quy định ghi nhãn chăm sóc sản phẩm bắt buộc được thay đổi theo Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản (JIS) L0001 – Tiêu chuẩn đã được hài hòa hóa với Tiêu chuẩn quốc tế ISO 3758. Mục đích của việc sửa đổi này là cung cấp cho người tiêu dùng các thông tin chất lượng hài hòa hóa với quốc tế cụ thể hơn về sản phẩm dệt may mà họ lựa chọn sử dụng. Thời gian dự kiến để thông qua quy định sửa đổi này sẽ được quyết định sau. Để xem nội dung đầy đủ của dự thảo này, có thể xem theo địa chỉ sau:

https://members.wto.org/crnattachments/2015/TBT/JPN/15_0032_00_e.pdf

https://members.wto.org/crnattachments/2015/TBT/JPN/15_0032_01_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/ JPN/476

Tiêu trắng nguyên hạt và tiêu trắng dạng nghiền 

tieu trang.jpg

Ngày 13/1/2015, Bộ Tiêu chuẩn và Đo lường Qatar có thông báo G/TBT/N/QAT/373 về Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật đối với Tiêu trắng nguyên hạt và tiêu trắng dạng nghiền. Theo đó, tất cả các loại tiêu trắng này đều phải tuân theo các yêu cầu cơ bản quy định trong quy chuẩn. Mục đích của quy chuẩn này đảm bảo chất lượng của sản phẩm, an toàn thực phẩm, bảo vệ người tiêu dùng và thị trường các nước GCC. Thời gian dự kiến để thông qua quy chuẩn này phụ thuộc vào thời gian công bố trên Công báo chính thức. Để xem nội dung đầy đủ của dự thảo này, có thể xem theo địa chỉ sau:

https://members.wto.org/crnattachments/2014/TBT/QAT/14_5656_00_e.pdf

https://members.wto.org/crnattachments/2014/TBT/QAT/14_5656_00_x.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/ QAT/373

Thuốc lá điện tử 

thuocladientu.jpg

Ngày 06/1/2015, Cơ quan Tiêu chuẩn hóa và Đo lường Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (ESMA) có thông báo G/TBT/N/ ARE/246 về Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật UAE về “Thuốc lá điện tử”. Dự thảo này đưa ra các định nghĩa của sản phẩm, quy định yêu cầu chất lượng đối với thuốc lá điện tử và các yêu cầu về ghi nhãn. Mục đích của quy chuẩn mới này là bảo vệ an toàn và sức khỏe con người đồng thời xây dựng các yêu cầu về chất lượng. Thời gian dự kiến để thông qua quy chuẩn mới này sẽ được quyết định sau.

Mã thông báo: G/TBT/N/ARE/246

Thực phẩm đã qua chế biến

thucphamchebien.jpg

Ngày 08/1/2015, Cơ quan Kiểm soát thuốc và thực phẩm quốc gia (NADFC) RI Indonesia có thông báo G/TBT/N/IDN/92 về Quy chuẩn kỹ thuật số 1 năm 2013 của NADFC RI liên quan đến đăng ký điện tử đối với thực phẩm đã qua chế biến. Quy chuẩn này quy định quy trình đăng ký điện tử cho thực phẩm đã qua chế biến dựa trên mức độ rủi ro theo các tiêu chí sau: Mục tiêu khách hàng; Thành phần nguyên liệu; Các thông tin dinh dưỡng và y tế trên nhãn; và Quy trình sản xuất… Mục đích của quy chuẩn mới này là ngăn chặn thực phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng và an toàn; đồng thời đưa ra các hướng dẫn về đăng ký điện tử, giúp dịch vụ đăng ký nhanh, hiệu quả, đáng tin cậy và minh bạch hơn. Thời gian dự kiến để thông qua quy chuẩn mới này là sau ngày xuất bản. Để xem nội dung đầy đủ của dự thảo này, có thể xem theo địa chỉ sau:

https://members.wto.org/crnattachments/2015/TBT/IDN/15_0070_00_x.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/ IDN/92

Xuất khẩu trái cây năm 2015 có nhiều thuận lợi

Sau đợt xuất khẩu thành công nhãn tươi sang Hoa Kỳ hồi tháng 12/2014, ngày 15/1 vừa qua Việt Nam tiếp tục xuất 8 lô nhãn tươi sang Hoa Kỳ, mở đầu năm xuất khẩu trái cây nhiều thuận lợi. 

Việt Nam cũng có kế hoạch xuất khẩu vải thiều tươi, xoài, táo sang Mỹ sau khi các cơ quan kiểm tra chất lượng an toàn thực vật đồng ý về chất lượng các loại trái cây này.

duyendangmietvuon.jpg

Trong khi đó nhiều thị trường quốc tế khác cũng đồng ý nhập khẩu trái cây tươi từ Việt Nam. Hàn Quốc tiếp tục đồng ý nhập khẩu vú sữa, Trung Quốc nhập khẩu măng cụt, mận, Úc nhập khẩu xoài, thanh long. Thanh long cũng sẽ được xuất khẩu sang Newzealand trong năm 2015 khi Việt Nam và nước này đã ký kết chương trình đảm bảo chất lượng.

Trong khi đó, nhu cầu đối với bưởi da xanh đang rất lớn, giá xuất khẩu hiện ở mức 2-3USD. Sau khi một lô hàng xuất thành công sang Đức, hiện các doanh nghiệp tại Séc, Hà Lan, Úc, Canada đã đặt hàng với số lượng lớn. Nhu cầu cao đã đẩy giá mặt hàng này lên cao, nhiều người trồng vườn đã đổi từ trồng nhãn sang trồng bưởi da xanh với hi vọng kiếm lời. Hiện Bến Tre là tỉnh cung cấp chủ yếu mặt hàng này, đã có 300 ha, có nhà máy chế biến đóng gói và kho lạnh nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của các nhà nhập khẩu châu Âu.

Ước tính, năm 2014, Việt Nam xuất khẩu khoảng 1,4 tỷ USD trái cây và rau quả đây là mức cao kỷ lục từ trước cho đến nay, năm 2015 dự báo còn nhiều thuận lợi hơn nữa.

 ----------------------------------------------------------

(Để có nội dung đầy đủ các thông báo của các nước thành viên WTO, Quý bạn đọc có thể truy cập vào địa chỉ Portal của Văn phòng TBT Việt Nam: http://www.tbtvn.org)

 

Mọi góp ý đối với các dự thảo trên xin gửi về:

Văn phòng TBT Cần Thơ

Số 02 Lý Thường Kiệt, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Email: tbtcantho@tbtvn.org

Điện thoại: 07102 246 066

Theo tbtvn.org (Duc Luu)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài