Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng chấn thương sọ não mức độ vừa và nặng ở khoa cấp cứu bệnh viện Trung ương Huế
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng chấn thương sọ não mức độ vừa và nặng ở khoa cấp cứu bệnh viện Trung ương Huế
Ảnh minh họa.
Chấn thương sọ não (CTSN) là 1 chấn thương thường gặp ở khoa Cấp Cứu. CTSN cũng là nguyên nhân chính gây tử vong ở các bệnh nhân chấn thương. Ở Việt Nam, hàng ngày bệnh nhân CTSN vào các khoa Cấp cứu với số lượng lớn. CTSN mức độ vừa và nặng lại chiếm một tỷ lệ đáng kể và có diễn biến phức tạp. Các trường hợp này còn để lại nhiều di chứng về mặt tâm thần và thể chất cho bệnh nhân cũng như gây nên một gánh nặng về chi phí cho gia đình và xã hội
Nghiên cứu nhằm mục tiêu xác định nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng và tổn thương trên CT scan của CTSN theo phương pháp nghiên cứu cắt ngang. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Các biến số được khảo sát trên bệnh nhân CTSN vào khoa cấp cứu bệnh viện Trung ương Huế.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 51 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu. Nguyên nhân của CTSN chủ yếu do TNGTchiếm tỷ lệ 92,2%. Phương tiện vận chuyển vào khoa cấp cứu chủ yếu là phương tiện cá nhân chiếm 84,3%. Nam giới chiếm 88,2%. Tuổi trung bình của nam là 38,20±14,28, nữ là 33,00±17,82 (p>0,05). Các tai nạn đều được chứng kiến bởi người ngoài gia đình 88,2%, không có sơ cứu bởi người bên cạnh. Các bệnh nhân có ethanol trong huyết tương chiếm 88,2% với nồng độ trung bình theo giới nam và nữ là 33,99±21,88 mmol/L và 12,90±19,98 mmol/L theo thứ tự (p<0,05). Nồng độ ethanol huyết tương ở CTSN nặng thấp hơn so với CTSN vừa (p<0,001). Nồng độ ethanol huyết tương không khác nhau theo tổn thương quan sát thấy trên CT scan sọ não (p>0,05). Có sự tương quan giữa điểm Glasgow với nồng độ ethanol (r=0,43, p<0,01). Tỷ lệ bệnh nhân ra viện từ khoa cấp cứu là 21,6%. Nguyên nhân do CTSN chủ yếu do tai nạn giao thông (99,2%). Có 88,2% các bệnh nhân uống rượu trước khi tai nạn giao thông; 15,7% bệnh nhân được vận chuyển đến khoa Cấp cứu bằng xe cấp cứu. Bệnh nhân đau đầu 64,7%; không nhớ hoàn cảnh tai nạn 82,4%; nôn mửa 78,4%; có vết thương đầu 45,1%; chảy máu tai 7,8%; chảy máu mũi 7,8%; bầm tím quanh mắt 19,6%. Không có sự khác nhau về nồng độ ethanol huyết tương theo tổn thương trên CT scan. Tỷ lệ bệnh nhân ra viện từ khoa cấp cứu là 21,6%.