Không nên cứng nhắc đối với nghiên cứu khoa học.
“Cơ chế tài chính cho khoa học là đặc thù, cứ áp đặt hành chính hoá thì chỉ sẽ khó có được đột phá như mong đợi”.
Nguyên Bộ trưởng Bộ KH-CN Hoàng Văn Phong
đã có ý kiến như trên tại một hội thảo hồi gần đây.
Theo ông, nghiên cứu khoa học mang tính đặc
thù ở chỗ nó có độ trễ nhất định. Ông đưa ra ví dụ Marie Curie phải tiêu tốn
đến vài tấn quặng để nghiên cứu thì sau vài năm làm sau phát hiện ra nguyên tố
phóng xạ hay như Edison với 4000 thí nghiệm, 10 năm nghiên cứu mới phát minh ra
bóng đèn sợi đốt. Nếu cứ cứng nhắc chỉ 1- 2 năm không thấy kết quả nghiên cứu,
cắt tài trợ thì các nhà bác học này làm sao có những phát minh vĩ đại mở ra kỷ
nguyên mới cho nhiều ngành nghề.
Thực tế trên đã cho thấy, Thông tư 44 liên
Bộ Tài chính và Bộ KH-CN, ra ngày 7/5/2007, hướng dẫn định mức xây dựng và phân
bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng
ngân sách nhà nước (hiện cũng đang được áp dụng cho các đề tài thuộc lĩnh vực
khoa học xã hội và nhân văn) đã tỏ qua bất cập. Đã đến lúc phải xem xét lại thông
tư này để nó được sát với diễn biến thực tế hơn.
Không chỉ có vậy, cần có một cuộc cải cách
toàn diện trong việc đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học cũng như nghiệm thu.
Nếu như khoán chi và nghiệm thu sản phẩm cuối cùng thôi thì đương nhiên sẽ loại
bỏ được những đống chuyên đề chỉ để vẽ ra làm đẹp con số giải ngân. Còn một
điều chắc chắn nữa, khi đó, nhà khoa học sẽ chuyên tâm nghiên cứu chứ không
phải lo đối phó giải ngân và hiệu quả đề tài khoa học sẽ thực chất hơn rất nhiều.