Đánh giá đa dạng di truyền của một số mẫu Điều (anacardium occidentale l.) ở các tỉnh Đông Nam bộ bằng kỹ thuật RAPD
Điều (Acanardium occidentale L.) là cây trồng có vai trò kinh tế quan trọng đối với
Việt Nam. Nước ta đang là một trong những nước dẫn đầu thế giới về sản lượng xuất khẩu hạt điều với 11 năm liên tục đứng hạng nhất về xuất khẩu loại hạt này, tuy nhiên, thời gian gần đây, chất lượng hạt điều không ổn định.
Trong nghiên cứu, nhóm nghiên cứu Hồ Viết Thế, Lâm Thị Kim Phụng và Đỗ Thị Thùy Trang (Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM) đã sử dụng kỹ thuật Random Amplification of Polymorphic DNA (RAPD) với 5 primer để phân tích sự đa dạng di truyền của 12 mẫu điều ở Đông Nam bộ.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích được mức độ đa dạng di truyền giữa một số mẫu điều được trồng ở các tỉnh Đông Nam Bộ. Kết quả cho thấy, các mẫu điều trong nghiên cứu có độ đa dạng từ 0,54 đến 0,82. Ngoài ra, nghiên cứu cũng xác định được các band vạch DNA đặc trưng có thể sử dụng để nhận diện các mẫu điều ở mức độ phân tử. Các band DNA đặc trưng này có thể tiếp tục được phát triển thành chỉ thị SCAR (Sequence Characterized Amplified Region) để quá trình xác định các giống điều được thuận lợi và tăng độ chính xác. Các kết quả nghiên cứu này sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho việc chọn giống, lai tạo giống và bảo tồn nguồn quỹ gen cây điều ở khu vực.
Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm 13 (1) (2017) trang 60-67.
Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm (pcmy)