Bản tin hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) tháng 11
Thông tin cảnh báo từ các nước thành viên WTO.
Sữa
Ngày 26/9/2018, Việt Nam thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Thông tư Quy định đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020. Thông tư này quy định các yêu cầu đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường theo Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020”. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường để lưu hành tại Việt Nam và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Việc ghi nhãn sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường thực hiện theo Nghị định số43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về ghi nhãn hàng hóa. Mục đích của Dự thảo nhằm bảo đảm sức khoẻ và sự an toàn của con người. Thời gian dự kiến thông qua vào ngày 10/12/2018. Thời gian dự kiến có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký chính thức. Hạn cuối cùng để các nước Thành viên WTO đưa ra góp ý là ngày 25/11/2018. Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:
http://tbt.gov.vn/To%20Link%20lin%20kt/2018-09-15-TT-Sua%20hoc%20duong-DT4.docx
Mã thông báo: G/TBT/N/VNM/135
Mỹ phẩm
Ngày 12/10/2018, Trung Quốc thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Sửa đổi thông số kỹ thuật an toàn Mỹ phẩm. Sửa đổi này đáp ứng một số yêu cầu đối với các chất bị cấm/hạn chế cũng như phương pháp thử và đánh giá của những chất này. Mục đích của dự thảo nhằm đảm bảo sức khoẻ và sự an toàn của con người. Hiện tại Trung Quốc chưa xác định thời gian dự kiến thông qua sau và thời gian dự kiến có hiệu lực. Các nước Thành viên WTO có 60 ngày kể từ ngày thông báo để tham gia góp ý kiến. Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:
https://members.wto.org/crnattachments/2018/TBT/CHN/18_5362_00_x.pdf
Mã thông báo: G/TBT/N/CHN/1287
Các chất độc hại
Ngày 15/10/2018, Nhật Bản thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo sửa đổi danh mục các chất độc hại. Cụ thể, theo quy định của Đạo luật kiểm soát các chất độc hại, Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi chỉ định thêm 4 chất vào danh mục các chất độc hại. Mục đích của Dự thảo nhằm kiểm soát cần thiết đối với các chất có hại với sức khoẻ. Thời gian dự kiến thông qua vào ngày15/12/2018. Thời gian dự kiến có hiệu lực là ngày 01/1/2019. Hạn cuối cùng để các nước Thành viên WTO đưa ra góp ý là ngày 14/12/2018. Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:
https://members.wto.org/crnattachments/2018/TBT/JPN/18_5359_00_e.pdf
Mã thông báo: G/TBT/N/JPN/609
Dược phẩm
Ngày 05/10/2018, Nhật Bản thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo sửa đổi một phần các yêu cầu tối thiểu đối với các sản phẩm sinh học. Cụ thể, sẽ sửa đổi tiêu chuẩn cho"Albumin" (một loại protein huyết tương trong cơ thể người) và " Human Normal Immunoglobulin được xử lý với axit có độ ph-4" (Thuốc human normal immunoglobulin có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể để giảm nguy cơ nhiễm trùng ở những người suy giảm miễn dịch). Mục đích của Dự thảo nhằm đảm bảo sức khoẻ và sự an toàn của con người. Hiện tại Nhật Bản chưa xác định thời gian dự kiến thông qua sau và thời gian dự kiến có hiệu lực. Hạn cuối cùng để các nước Thành viên WTO đưa ra góp ý là ngày 07/11/2018. Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:
https://members.wto.org/crnattachments/2018/TBT/JPN/18_5220_00_e.pdf
Mã thông báo: G/TBT/N/JPN/607
Thiết bị y tế
Ngày 10/10/2018, Hàn Quốc thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo sửa đổi "Tiêu chuẩn về thực hành sản xuất thiết bị y tế tốt". Cụ thể, dựa theo Tiêu chuẩn ISO 13485: 2016, sẽ yêu cầu bổ sung kiểm tra QMS,chỉnh sửa định nghĩa thuật ngữ và sửa đổi biểu mẫu kiểm tra. Mục đích của Dự thảo nhằm bảo vệ sức khoẻ và sự an toàn của con người. Hàn Quốc chưa xác định thời gian dự kiến thông qua và thời gian dự kiến có hiệu lực. Hạn cuối cùng để các nước Thành viên WTO đưa ra góp ý là ngày 10/12/2018. Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:
https://members.wto.org/crnattachments/2018/TBT/KOR/18_5314_00_x.pdf
Mã thông báo: G/TBT/N/KOR/788
Tương thích điện từ
Ngày 24/09/2018, Hàn Quốc thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo sửa đổi Quy định kỹ thuật đối với tương thích điện từ. Các sửa đổi như sau:
1. Điều chỉnh các tiêu chí tương thích điện từ của bộ điều khiển logic lập trình (Điều 5, Phụ lục 2);
2. Xem xét môi trường điện từ của các hệ thống điện phát quang, các tiêu chí nhiễu loạn dẫn truyền trên 75 kV (Điều 6 (1), Phụ lục 3);
3. Thiết lập các tiêu chí tương thích điện từ của rơle bảo vệ (Điều 6 (4), Phụ lục 3, 4)
Hàn Quốc chưa xác định thời gian dự kiến thông qua và thời gian dự kiến có hiệu lực. Các nước Thành viên WTO có 60 ngày kể từ ngày thông báo để tham gia đóng góp ý kiến. Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:
https://members.wto.org/crnattachments/2018/TBT/KOR/18_5029_00_x.pdf
Mã thông báo: G/TBT/N/KOR/787
Quy định mới của Hoa Kỳ về sử dụng mức đáng kể một số chất hóa học
Ngày 24/09/2018, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) đã ban hành dự thảo bổ sung các quy định mới về sử dụng mức đáng kể một số chất hóa học dựa theo Đạo luật kiểm soát các chất độc hại (TSCA) trong thông báo mã G/TBT/N/USA/1395.
Theo đó, quy định áp dụng đối với 28 chất hóa học, các hóa chất này thuộc diện phải thông báo trước khi sản xuất (PMNs) và phải tuân theo lệnh chấp nhận được ban hành bởi EPA dựa theo TSCA. Động thái này yêu cầu những người sản xuất (bao gồm cả nhập khẩu) hoặc xử lý bất kỳ chất nào trong 28 chất hóa học này nếu được coi là sử dụng mới ở mức đáng kể và thuộc phạm vi áp dụng của quy định này phải thông báo cho EPA trước ít nhất 90 ngày. Sau khi nhận được thông báo, EPA sẽ đánh giá về mục đích sử dụng trong thời hạn xem xét. Các tổ chức, cá nhân không được phép sản xuất (baogồm cả nhập khẩu), sử dụng hoặc xử lý các chất này cho đến khi EPA tiến hành xem xét thông báo, đưa ra quyết định phù hợp với thông báo và các tổ chức, các nhân thực hiện các yêu cầu trong quyết định đó.
Quy định này sẽ có hiệu lực vào ngày 16 tháng 11 năm 2018 và sẽ được ban hành vào lúc 13h00 ngày 01/10/2018. Hạn cuối cùng để các nước thành viên WTO tham gia góp ý kiến vào trước ngày 17/10/2018. Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:
https://members.wto.org/crnattachments/2018/TBT/EEC/18_5157_01_e.pdf
Máy rửa bát gia dụng
Ngày 15/10/2018, EU thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Quy định Ủy ban đối với cho máy rửa bát gia dụng dựa theo Chỉ thị2009/125/EC của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu, sửa đổi Quy định của Ủy ban (EC) số 1275/2008 và bãi bỏ Quy định của Ủy ban (EU) số 1016/2010.
Dự thảo đưa ra yêu cầu tối thiểu về hiệu suất năng lượng, đặc biệt là năng lượng tối đa ở chế độ hoạt động và chế độ năng lượng thấp của máy rửa bát gia dụng. Cụ thể, các yêu cầu này bao gồm các mục tiêu đảm bảo kinh tế, hiệu quả tài nguyên, sửa chữa và bảo trì, phục hồi và tái chế; yêu cầu về làm sạch và các yêu cầu về thông tin. Theo Chỉ thị Ecodesign 2009/125/EC, máy rửa bát gia dụng không đáp ứng các yêu cầu này sẽ không được phép lưu hành trên thị trường EU. Dự thảo dựa trên kết quả nghiên cứu kỹ thuật, môi trường, kinh tế và có tham khảo ý kiến của các bên liên quan khác nhau. Mục đích của dự thảo nhằm bảo vệ môi trường. Dự thảo sẽ thông qua vào tháng 01 năm 2019 và sẽ có hiệu lực sau 20 ngày kể từ ngày đăng trên Công báo của EU. Hạn cuối cùng để các nước thành viên tham gia góp ý kiến vào 14/12/2018. Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:
https://members.wto.org/crnattachments/2018/TBT/EEC/18_5357_00_e.pdf
Mã thông báo: G/TBT/N/EU/611
Sản phẩm chiếu sáng
Ngày 08/10/2018, EU thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Quy định Ủy ban đối với các sản phẩm chiếu sáng dựa theo Chỉ thị 2009/125/EC của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu và bãi bỏ Quy định Ủy ban (EC) số 244/2009, (EC) số 245/2009 và (EU) Số 1194/2012. Dự thảo này đặt ra các yêu cầu về hiệu suất năng lượng, chức năng và thông tin tối thiểu nhằm đáp ứng mục tiêu hiệu quả về chi phí, hạn chế tiêu thụ năng lượng và cải thiện chất lượng. Theo Chỉ thị Ecodesign 2009/125/EC, những sản phẩm không đáp ứng các yêu cầu này sẽ không được phép lưu hành trên thị trường EU. Dự thảo sẽ thông qua vào Quý 01 năm 2019 và sẽ có hiệu lực sau 20 ngày kể từ ngày đăng trên Công báo của EU. Hạn cuối cùng để các nước thành viên tham gia góp ý kiến là ngày 07/12/2018. Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:
https://members.wto.org/crnattachments/2018/TBT/EEC/18_5215_00_e.pdf
Mã thông báo: G/TBT/N/EU/606
Bộ cung cấp điện EPS
Ngày 05/10/2018, EU thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Quy chế Ủy ban đối với sản phẩm cung cấp điện EPS theo Chỉ thị2009/125/EC của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu và bãi bỏ Quy định của Ủy ban (EC) số 278/2009. Cụ thể, Dự thảo này đưa ra các yêu cầu liên quan đến hiệu suất năng lượng và các yêu cầu thông tin đối với bộ cung cấp điện. Theo Chỉ thị Ecodesign 2009/125 / EC, những sản phẩm không đáp ứng các yêu cầu này sẽ không được phép lưu hành thị trường EU. Dự thảo dựa trên kết quả của các nghiên cứu kỹ thuật, môi trường và kinh tế và có tham khảo ý kiến của các bên liên quan. Mục đích của Dự thảo nhằm bảo vệ sức khoẻ và sự an toàn của con người. Dự thảo sẽ thông qua vào tháng 01 năm 2019 và sẽ có hiệu lực sau 20 ngày kể từ ngày đăng trên Công báo của EU. Hạn cuối cùng để các nước thành viên tham gia góp ý kiến là ngày 04/12/2018. Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:
https://members.wto.org/crnattachments/2018/TBT/EEC/18_5205_00_e.pdf
Mã thông báo: G/TBT/N/EU/605
Thực phẩm
Ngày 03/10/2018, EU thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Dự thảo sửa đổi Phụ lục III Quy định (EC) Số 1925/2006 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu về chất béo chuyển hoá, trừ chất béo chuyển hóa tự nhiên trong mỡ động vật, trong thực phẩm dành cho người tiêu dùng. Dự thảo này đưa ra mức tối đa chất béo chuyển hoá công nghiệp được phép sử dụng trong thưc phẩm dành cho con người, phù hợp với khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới. Mục đích của Dự thảo nhằm bảo vệ sức khoẻ và sự an toàn của con người. Dự thảo sẽ thông qua vào Quý 02 năm 2019 và sẽ có hiệu lực sau 20 ngày kể từ ngày đăng trên Công báo của EU. Hạn cuối cùng để các nước thành viên tham gia góp ý kiến là ngày 02/12/2018.
Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:
https://members.wto.org/crnattachments/2018/TBT/EEC/18_5172_00_e.pdf
Mã thông báo: G/TBT/N/EU/602
Sản phẩm diệt khuẩn
Ngày 19/9/2018, EU thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Quyết định không phê duyệt chất Willaertia magna c2c maky là một chất hoạt tính để sử dụng trong các sản phẩm diệt khuẩn loại 11. Mục đích của Dự thảo nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường cũng như hài hòa các sản phẩm diệt khuẩn lưu hành trên thị trường EU. Dự thảo sẽ thông qua vào tháng 12 năm 2018 và sẽ có hiệu lực sau 20 ngày kể từ ngày đăng trên Công báo của EU. Hạn cuối cùng để các nước thành viên tham gia góp ý kiến là ngày 18/11/2018.
Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:
https://members.wto.org/crnattachments/2018/TBT/EEC/18_4962_00_e.pdf
Mã thông báo: G/TBT/N/EU/599
Đèn LED
Ngày 17/9/2018, Đài Loan thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo sửa đổi tiêu chuẩn về hiệu suất năng lượng tối thiểu và kiểm tra đối với đèn LED có ballast nhằm mục đích nâng cao hiệu suất năng lượng của các bóng đèn LED. Đài Loan chưa xác định thời gian dự kiến thông qua. Thời gian dự kiến có hiệu lực vào tháng 01 năm 2020. Hạn cuối cùng để các nước thành viên WTO tham gia góp ý kiến là ngày 16/11/2018. Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:
https://members.wto.org/crnattachments/2018/TBT/TPKM/18_4882_00_x.pdf
Mã thông báo: G/TBT/N/TPKM/338
Thực phẩm
Ngày 17/9/2018, Singapore thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Sửa đổi Quy định về Thực phẩm 2019. Cụ thể, Cơ quan Quản lý Thực phẩm nông nghiệp và Thú y Singapore (AVA) đề xuất các sửa đổi sau đây:
a) Mở rộng việc sử dụng tuyên bố về sức khỏe đối với tác dụng làm giảm cholesterol trong máu, hiện đang cho phép sử dụng lúa mạch beta-glucan và yến mạch beta glucan:
“Lúa mạch beta-glucan và yến mạch beta glucan đã được chứng minh là làm giảm cholesterol trong máu. Cholesterol trong máu cao là một yếu tố dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành."
b. Xóa yêu cầu đối với vỏ trứng được xử lý bằng hydrocacbon để đánh dấu "ĐÃ CHỨNG NHẬN"
Mục đích của Dự thảo nhằm đảm bảo sức khoẻ và sự an toàn của con người. Thời gian dự kiến thông qua và thời gian dự kiến có hiệu lực vào tháng 01 năm 2019. Hạn cuối cùng để các nước thành viên WTO tham gia góp ý kiến là ngày 16/11/2018. Thông tin chi tiết của Dự thảo sẽ được cung cấp bởi adelene_yap@ava.gov.sg
Mã thông báo: G/TBT/N/SGP/45
(Để có nội dung đầy đủ các thông báo của các nước thành viên WTO, Quý bạn đọc có thể truy cập vào địa chỉ Portal của Văn phòng TBT Việt Nam: http://tbt.gov.vn)
Mọi góp ý đối với các dự thảo trên xin gửi về:
Văn phòng TBT Cần Thơ
Số 02 Lý Thường Kiệt, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Email: cantho@tbt.gov.vn
Điện thoại: 0292 2 246 066