SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Đánh giá kết quả điều trị tắc tá tràng ở trẻ em

[04/07/2019 11:20]

Nghiên cứu do đồng tác giả Trần Thanh Trí và Lâm Thiên Kim - Bệnh viện Nhi Đồng 2 thực hiện.

Ảnh minh họa.

Tắc tá tràng là một trong những bệnh tắc ruột bẩm sinh thường gặp ở trẻ sơ sinh, có tần xuất 1/10000 đến 1/40000 trẻ sinh sống và đứng đầu các trường hợp teo ruột. Nhờ những cải tiến trong gây mê, hồi sức, chẩn đoán tiền sản tỷ lệ sống sau phẫu thuật tăng. Trên thế giới, Lynn (1962) trong nghiên cứu hồi cứu 13 trường hợp có tỷ lệ tử vong 50%, Neil Nerwich (1992) 10%, Bailey (1993) 7% (5,8). Tại Việt Nam, Bệnh viện Việt Đức Nguyễn Văn Đức (1960-1974) ghi nhận tỷ lệ tử vong sau mổ 50%, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Lê Tấn Sơn (1995) báo cáo 38 trường hợp tắc tá tràng có nguyên nhân nội tại được điều trị nối tá tá tràng ghi nhận 22%, tại Viện Nhi Quốc gia có 52,6% (1984) và 7% (2000) (1) tác giả thực hiện nghiên cứu này nhằm khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, đánh giá kết quả điều trị teo và hẹp tá tràng tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 2005-2013.

Nghiên cứu nhằm mục tiêu khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng, và đánh giá kết quả điều trị teo và hẹp tá tràng ở trẻ em. Sử dụng phương pháp nghiên cứu hồi cứu cắt ngang các trường hợp teo và hẹp tá tràng được phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 2005-2013.

Nghiên cứu tất cả bệnh nhi tắc tá tràng được điều trị phẫu thuật. Số lượng bệnh: 47. Tiêu chuẩn chọn bệnh là tất cả các trường hợp teo và hẹp tá tràng được điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 trong 8 năm, từ 2005 đến 2013. Tắc tá tràng bẩm sinh được xác định bằng phẫu thuật. Tiêu chuẩn loại trừ: Những bệnh nhân được chẩn đoán tắc tá tràng nhưng không mổ. Sử dụng phương pháp nghiên cứu hồi cứu cắt ngang thông qua các bệnh án lưu trữ. Tất cả các bệnh án lưu trữ tắc tá tràng lưu trữ tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. Các biến số nghiên cứu chung về giới. Tuổi thai. Cân nặng lúc sinh. Thời gian từ lúc xuất hiện triệu chứng đến lúc nhập viện. Thể lâm sàng. Tiền sử mẹ mang thai đa ối. Tình trạng lúc nhập viện. Cân nặng lúc nhập viện. Triêu chứng toàn thân: Tình trạng mất nước, tình trạng nhiễm khuẩn huyết. Hội chứng tắc ruột. Xquang bụng không chuẩn bị, Xquang tiêu hóa trên cản quang. Siêu âm: Trước sinh, sau sinh. Các dị tật phối hợp. Điều trị  thời gian từ lúc sinh cho đến lúc nhập viện. Thời gian từ lúc nhập viện đến lúc mổ. Chẩn đoán và phân loại lúc mổ. Phương pháp điều trị. Đánh giá sau mổ. Thời gian có nhu động ruột trở lại. Thời gian bắt đầu cho ăn qua đường tiêu hóa. Thời gian bệnh nhi được nuôi ăn qua đường tiêu hóa hoàn toàn. Thời gian điều trị sau mổ. Thời gian nằm viện. Các biến chứng sau mổ. Tỷ lệ tử vong và các yếu tố nguy cơ. Các số liệu nghiên cứu được tính toán và xử lý bằng Stata.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, từ năm 2005 đến 2013, có 47 trường hợp được đưa vào lô nghiên cứu. Tuổi trung bình 66 ngày tuổi, sơ sinh chiếm 87,23%, có 26 nam và 21 nữ. Cân nặng từ 1160 g đến 12 kg. 14 bệnh nhi có chẩn đoán dựa vào siêu âm tiền sản. Dị tật đi kèm hay gặp nhất là tim mạch và hội chứng Down. Đa số bệnh nhi nhập viện vì ói và trong tình trạng suy dinh dưỡng, nhiễm khuẩn, rối loạn điện giải. 55,3% có hình ảnh bóng đôi điển hình. Phương pháp mổ nối tá tá tràng bên bên, nối tá tá tràng kiểu kim cương, xén màng ngăn không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thời gian có lưu thông ruột trở lại, thời gian bắt đầu cho ăn tiêu hóa, thời gian cho ăn đường tiêu hóa hoàn toàn, thời gian điều trị sau mổ, thời gian nằm viện. 7 bệnh tử vong(14,9%), 100% nhóm sơ sinh, có đến 5 (71,42%) trường hợp có dị tật bẩm sinh kèm theo. Điều trị teo và hẹp tá tràng có kết quả tốt nhưng tỷ lệ tử vong còn cao phụ thuộc vào độ tuổi và dị tật kèm theo.

Tạp chí Nhi khoa, số 5/2012 (ctngoc)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài