SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Kết quả điều trị u tế bào mầm ngoài sọ trẻ em

[08/07/2019 14:12]

Nghiên cứu do đồng tác giả Bùi Ngọc Lan và Nguyễn Hoài Anh - Bệnh viện Nhi Trung ương thực hiện.

Ảnh minh họa.

U tế bào mầm là một bệnh lý hiếm gặp ở trẻ em, chiếm khoảng 3% ung thư ở trẻ em dưới 15 tuổi. U tế bào mầm có kết quả điều trị tương đối tốt so với các ung thư khác ở trẻ em. Từ 1975 đến 2002, tỷ lệ sống toàn bộ 5 năm của trẻ dưới 15 tuổi bị u tế bào mầm vùng sinh dục tăng từ 89% lên 98%. Các phác đồ điều trị đã hoàn thiện hơn, gồm hóa chất và phẫu thuật triệt để u. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về bệnh này. Tại Việt Nam, số bệnh nhân nhiều hơn nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về tỷ lệ tái phát, tử vong cũng như kết quả điều trị của u tế bào mầm.

Nghiên cứu 168 bệnh nhân bị u tế bào mầm điều trị tại khoa Ung bướu Bệnh viện Nhi trung ương từ 15/06/2013 đến 15/06/2008. Sử dụng phương pháp hồi cứu và tiến cứu, theo dõi dọc. Xử lý số liệu: Bằng phần mềm SPSS 16.0.

Kết quả, tỷ lệ tái phát chung là 5,4%, cao nhất ở u vùng cùng cụt (14,8%) và u tế bào mầm hỗn hợp ác tính (20%). Tỷ lệ tử vong chung là 5,4%, cao nhất ở u trung thất (15,4%). OS 5 năm của tất cả bệnh nhân là 88,9% và EFS là 83,8%. Bệnh nhân u sinh dục có OS, EFS cao hơn u ngoài vùng sinh dục (p<0,5). Bệnh nhân u cùng cụt và trung thất có OS và EFS thấp hơn u sinh dục và ngoài phúc mạc (P<0,05). Bệnh nhân u quái chưa trưởng thành, u túi moãn hoàng có OS và EFS cao nhất (lần lượt OS là 100% và 94%, EFS là 92,6% và 83,6%). Bệnh nhân u tế bào mầm có tiên lượng tốt, đặc biệt là u vùng sinh dục.

Tạp chí nhi khoa, số 8/2015 (ctngoc)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ