Tận dụng và xử lý chất thải của Nhà máy đường
Trong quá trình sản xuất,các nhà máy đường mía thải ra nhiều chất thải khác nhau. Những chất thải này nếu không được tận dụng, xử lý sẽ không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn lãng phí một nguồn nguyên liệu đáng kể. Bài viết này nhằm cung cấp cho độc gỉả một số kỹ thuật về công nghệ sinh học, công nghệ vi sinh được sử dụng để tạo ra những sản phẩm có lợi trong thực tế đời sống con người và cho ngành chăn nuôi từ các phụ phẩm của nhà máy sản xuất đường mía.
Các nhà máy thực phẩm nói chung và nhà máy sản xuất đường nói riêng, ngoài các sản phẩm chính còn có nhiều các phụ phẩm khác. Những phụ phẩm này nếu không biết cách xử lý, tận dụng sẽ không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn lãng phí một nguồn nguyên liệu đáng kể. Hiện nay, chúng ta có thể xử dụng các công nghệ khác nhau như công nghệ sinh học, công nghệ vi sinh để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có lợi cho con người và cho ngành chăn nuôi. Bài viết cung cấp cho độc gỉả một số kỹ thuật được sử dụng để tạo ra một vài sản phẩm có lợi trong thực tế đời sống đối với các phụ phẩm của nhà máy sản xuất đường mía.
Sơ lược công nghệ sản xuất đường mía
Công nghệ sản xuất đường từ cây mía tại các nhà máy đường hiện nay đều trải qua những công đoạn chủ yếu sau đây:
Trích ly nước mía ra khỏi cây mía bằng cách ép qua các hệ thống máy ép;
Lắng và lọc nước mía sau khi ép để loại bỏ tạp chất của dịch ép;
Làm bốc hơi nước của dung dịch nước mía ép sau khi lọc để tạo thành dung dịch đậm đặc;
Nấu và trợ tinh cho việc kết tinh đường;
Ly tâm lấy đường kết tinh sấy khô và đóng gói.
Các chất phụ phẩm thải ra từ nhà máy đường mía
Nước thải rửa nguyên liệu: Sau quá trình kết tinh, nước thải do quá trình ly tâm có chứa các chất bao gồm: NTS, NH3, NO3 - , Cl- , SO4 2- , CaCO3, chất rắn lơ lửng, chất rắn bay hơi, COD, BOD, đường, tro, oxy hòa tan,...
Mật rỉ (rỉ đường): là phần đường không có khả năng kết tinh, lẫn trong H2O. Trong rỉ đường có 15-20% H2O, 80-85% chất khô hòa tan (trong đó 25-40% là đường) saccaro 30-35%, gluco, fructo 15- 20%, còn lại là chất không đường (30-32% hữu cơ, 18-20% vô cơ). Cứ 100 tấn mía cây thì thải ra 3-4 tấn mật rỉ.
Bùn lọc (2-3 tấn/100 tấn mía): là sản phẩm của quá trình lắng lọc nước mía, chất cặn sau khi tách nước mía trong để sản xuất đường. Thành phần có chứa CaCO3, CaSO4 và các chất khoáng, cặn bã, chất sáp đáng kể nhất từ vỏ cây mía.
Bã mía: là sản phẩm sau quá trình băm, chặt và ép, chiếm khoảng 23-28% so với nguyên liệu mía. Thành phần bã mía có tỷ lệ xơ 45-55% xellulo, 20-25% pentozan,…
Bả mía, Ảnh: Sưu tầm
Các phương pháp xử lý, tận dụng các chất phụ phẩm
Tận dụng mật rỉ đường
Đây là một phụ phẩm rất quan trọng và có nhiều ứng dụng trong công nghệ vi sinh.
Rỉ đường, Ảnh: Sưu tầm
Tận dụng bã mía (phế liệu từ quá trình nghiền ép mía cây): để sản xuất ván ép, thức ăn gia súc, sản xuất men gia súc.
Tận dụng bùn lọc
Sản xuất sáp mía và dầu mía: là loại sáp cứng, màu vàng hoặc nâu nhạt của vỏ mía, không hòa tan trong nước và cồn lạnh nhưng dễ hòa tan trong cồn nóng, ete lạnh, benzen,... Sáp mía dùng để quang dầu, tráng sáp, sơn, xi đánh dày, dầu láng da
Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh
Tận dụng bột than xương
Bột than xương nhà máy đường chứa 65,43% (Ca)2PO4, 8,80%C, 0,39% CaSO4. Nguyên liệu nghiền mịn, sau đó sàng thu được sản phẩm ở dạng bột. Sản phẩm là nguyên liệu giàu P, ủ với phân chuồng (1 tấn + 50-100kg than xương) thành phân bón.
Bằng các công nghệ và kỹ thuật khác nhau, những phụ phẩm từ nhà máy đường đã được tận dụng và xử lý, vừa tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị thực tiễn cao đồng thời giảm ô nhiễm môi trường do nhà máy tạo ra trong quá trình vận hành, sản xuất. Đây là một hướng đi không chỉ đối với nhà máy đường mà còn cho nhiều nhà máy thực phẩm khác.
Theo Tạp chí Khoa học Đại học Văn Lang, Số 11 - tháng 9/2018