SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Thành phần loài cá, tôm phân bố vùng dự án thủy lợi Ô Môn – Xà No.

[06/12/2019 15:27]

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2016. Số liệu được thu thập tại hiện trường theo định kỳ thu mẫu 2 tháng/đợt kết hợp với phỏng vấn 120 hộ ngư dân trong vùng nghiên cứu bằng bảng câu hỏi soạn sẵn. Kết quả cho thấy có 91 loài cá thuộc 67 giống, 33 họ, 11 bộ phân bố ởvùng nghiên cứu. Trong đó, bộ cá vược (Perciformes) và bộ cá da trơn (Siluriformes) là 2 bộ có số lượng loài cá phân bố nhiều nhất.

Kết quả khảo sát cho thấy có 91 loài cá thuộc 67 giống, 33 họ, 11 bộ phân bố ở vùng nghiên. Bộ cá vược Perciformes và bộ cá da trơn Siluriformes là 2 bộ có số lượng loài cá phân bố nhiều nhất ở vùng nghiên cứu với nhiều loài cá có giá trị thương phẩm và có sản lượng khai thác ổn định, đóng góp vai trò quan trọng cho sinh kế cộng đồng khai thác thủy sản ở vùng nghiên cứu.

Kết  quả  phân  tích  thành  phần  loài  cá  phân  bố theo các loại hình thủy vực cho thấy có 52 loài cá phân bố bên trong và 79 loài cá phân bố bên ngoài HTCTTL.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy có khoảng 18 và 19  loài  thủy  sản  khai  thác  thường  xuyên  ở  sông, kênh/rạch và ruộng.

Đã ghi nhận được 91 loài cá thuộc 67 giống, 33 họ,  11  bộ  phân  bố  ở  vùng  nghiên.  Bộ  cá  vược (Perciformes) và bộ cá da trơn (Siluriformes) là 2 bộ có số lượng loài cá phân bố nhiều nhất. Kích cỡ các loài cá khai thác tự nhiên ở vùng nghiên cứu tương đối nhỏ. Các loài cá có sản lượng cao trong mùa lũ gồm có cá sặc bướm (Trichopodus trichopterus), cá dãnh  (Puntioplites proctozystron), cá mè vinh (Barbonymus gonionotus),  cá  linh  rìa  siêm (Henicorhynchus siamensis),  cá  rô  đồng  (Anabas testudineus), cá bống trứng (Eleotris melanosoma). Loài cá lau kính(Pterygoplichthys disjunctivus) đã thiết  lập  quần  đàn  trên  nhiều  thủy  vực  gây  cạnh tranh, đe dọa tính đa dạng và sự phong phú của các loài cá bản địa. Phát hiện 3 loài cá quý hiếm phân bố ở vùng nghiên cứu gồm cá thát lát còm (Chitala chitala),  cá  mang  rỗ (Toxotes chatareus) và cá  ét mọi (Labeo chrysophekadion) đều đang ở tình trạng bị đe dọa (bậc T-Threatened).

Sản lượng cá, tôm khai thác năm 2016 đã bị suy giảm  50-60%  so  với  năm  2012  và  sản  lượng  bên trong HTCTTL thấp hơn bên ngoài HTCTTL. Cần xây dựng mô hình quản lý và bảo tồn nguồn lợi thủy sản dựa vào cộng đồng ở vùng nghiên cứu. Nghiên cứu sâu hơn về tác động của các loài ngoại lai đến nguồn lợi thủy sản nên được thực hiện để giúp bảo vệ sự đa dạng và phong phú của các loài cá bản địa.

Bài viết được tóm tắt từ bài viết của tác giả Mai Viết Văn -Khoa thủy sản Trường đại học Cần Thơ.

Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ-Tập 55, số 2B (2019):51-60
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài