SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Kết quả ứng dụng phương pháp đè ép cầm máu vị trí chọc động mạch đùi bằng dụng cụ Ngo’s Femoral Clamp

[12/12/2019 16:01]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Ngô Minh Hùng, Nguyễn Ngọc Toàn, Nguyễn Văn Giáp Nguyễn Thanh Phương, Hồ Tiến Chức, Võ Bùi Vĩnh Tùng Nguyễn Quốc Tuấn và Nguyễn Hồng Vũ - Khoa Tim mạch Can thiệp, Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện.

Ảnh minh họa.

Đóng đường vào động mạch đùi là công đoạn cuối sau thủ thuật tim mạch can thiệp. Việc đè ép bằng tay được áp dụng rộng rãi do chi phí thấp nhưng tốn kém nhân lực có kinh nghiệm, việc đóng mạch bằng dụng cụ có nhiều điểm ưu việt, tuy nhiên, chi phí cao và không phải lúc nào cũng thực hiện thành công. Đóng mạch bằng cách đè ép bằng dụng cụ đã chứng minh hiệu quả, an toàn, tiết kiệm được nguồn nhân lực và đồng thời tiết kiệm chi phí.

Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá tính hiệu quả, an toàn và hiệu quả kinh tế y tế của dụng cụ Ngo’s Femoral Clamp (NFC). Sử dụng phương pháp ứng dụng dụng cụ tự chế NFC để đè ép chỗ đâm kim động mạch đùi có sheath từ 5 – 10Fr sau thủ thuật chẩn đoán và/ hoặc can thiệp cho tất cả các bệnh nhân tại khoa Tim mạch Can thiệp. Phương pháp nghiên cứu can thiệp, không có nhóm chứng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 46 bệnh nhân đã được ứng dụng dụng cụ NFC để rút sheath động mạch đùi trong đó 21 bệnh nhân nam (46%) và 25 bệnh nhân nữ (54%). Tuổi trung bình là 62,37 ± 15,43 (năm), 34 (73,91%) có tuổi từ 60 và người lớn tuổi nhất là 88. Chiều cao trung bình là 1,59 ± 0,05 (m) và cân nặng trung bình là 58,83 ± 9,27(kg) với BMI là 23,51 ± 3,29 (kg/m2). Tỉ lệ thành công thủ thuật là 100%. Không ghi nhận có bất cứ biến chứng tại chỗ đâm kim, biến chứng tưới máu chi cùng vùng hạ lưu vị trí đâm kim liên quan đến việc rút sheath bằng dụng cụ này. Bệnh nhân và nhân viên y tế đều cảm giác thỏa mái hơn việc đè ép bằng tay. Tiết kiệm triệt để nhân lực y tế và chi phí y tế khi so sánh với đè ép bằng tay hoặc đóng mạch bằng dụng cụ. Đóng mạch bằng cách đè ép bằng dụng cụ NFC đã chứng minh hiệu quả, an toàn, tiết kiệm được nguồn nhân lực và đồng thời tiết kiệm chi phí. NFC cũng mang lại sự thỏa mái cho nhân viên y tế và bệnh nhân. Dụng cụ NFC nên được sử dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng cho các bệnh.

Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, số 89/2019 (tnttrang)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ