SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu thời gian hiện hình xoang tĩnh mạch vành sau can thiệp ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có đoạn ST chênh lên

[17/02/2020 14:43]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Phạm Mạnh Hùng, Phạm Nhật Minh - Bộ môn Tim mạch, Trường Đại học Y Hà Nội, Lê Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Tuấn - Viện Tim mạch Việt Nam thực hiện.

  Ảnh minh họa.

Nhồi máu cơ tim cấp có đoạn ST chênh lên thường là hậu quả của huyết khối gây tắc nghẽn động mạch vành và là nguyên nhân gây tử vong. Bệnh gây hậu quả nặng nề, với tỉ lệ tử vong cao đặc biệt các trường hợp tổn thương động mạch liên thất trước. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, số lượng bệnh nhân mắc nhồi máu cơ tim (NMCT) có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Trên thực hành lâm sàng, tắc nghẽn và rối loạn chức năng vi mạch trên chụp mạch vành chỉ ra tiên lượng kém ở cả theo dõi ngắn hạn lẫn lâu dài. Tuy nhiên, tắc nghẽn cấu trúc và chức năng vi mạch vành có thể xảy ra ở gần 50% bệnh nhân với dòng chảy TIMI 3. Tuần hoàn vành là một quá trình mà máu đi từ động mạch vành qua hệ vi mạch vành cấp máu cho tim, sau đó 85% máu được dẫn lưu về tim phải thông qua hệ tĩnh mạch vành tim mà ở đây chính là xoang tĩnh mạch vành. Thời gian hiện hình xoang tĩnh mạch vành là thời gian tuần hoàn đi từ động mạch vành qua cơ tim và tới xoang vành để trở về thất phải. Đây là một chỉ số khách quan, trung thực, dễ đo lường và là một giá trị liên tục. Thời gian hiện hình xoang tĩnh mạch vành phản ánh mức độ rối loạn ở tuần hoàn thượng tâm mạc cũng như tuần hoàn vi mạch vành. Haridasan và cộng sự nghiên cứu thời gian hiện xoang tĩnh mạch vành để đánh giá tuần hoàn vi mạch vành ở bệnh nhân có hội chứng X. Tác giả thấy rằng thời gian hiện hình xoang tĩnh mạch vành dài hơn có ý nghĩa ở những bệnh nhân đau ngực mà có hệ động mạch vành khi chụp bình thường (4,2 ± 0,72 giây) so với nhóm chứng (bệnh nhân hẹp hai lá là những bệnh nhân không có tổn thương hệ ĐMV) (3,5 ± 0,99 giây). Thời gian hiện hình xoang tĩnh mạch vành có mối liên quan đồng biến với thang điểm TIMI hiệu chỉnh. Thời gian hiện xoang tĩnh mạch vành là một phương pháp đơn giản đánh giá rối loạn chức năng vi mạch vành. Kadermuneer và cộng sự đã nghiên cứu ý nghĩa tiên lượng của thời gian hiện hình xoang tĩnh mạch vành ở những bệnh nhân đau ngực có hội chứng X (chụp ĐMV có hệ ĐMV bình thường). Các bệnh nhân được theo dõi trong vòng 1 năm. Nhóm nghiên cứu so sánh thời gian hiện xoang tĩnh mạch vành ở nhóm bệnh nhân đau ngực mà chụp ĐMV bình thường với nhóm chứng là các bệnh nhân rối loạn nhịp trên thất được điều trị bằng năng lượng sóng có tần số radio. Phân tích chỉ ra rằng thời gian hiện hình xoang tĩnh mạch vành ở nhóm có hội chứng X (5,3±1,03 giây) kéo dài hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (4,16±0,72 giây). Nhóm bệnh nhân này cũng thường xuyên phải nhập viện do đau ngực.

Bệnh nhân chẩn đoán xác định là NMCT cấp có đoạn ST chênh lên. Các bệnh nhân này được chụp và can thiệp ĐMV tại Viện Tim mạch Việt Nam – Bệnh viện Bạch Mai. Bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu phải thỏa mãn tất cả các tiêu chí sau: Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là NMCT cấp có đoạn ST chênh lên lần đầu tiên. Bệnh nhân được chụp và can thiệp ĐMV qua da thì đầu trong vòng 12 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng đau ngực, hoặc sau 12 giờ nếu vẫn còn triệu chứng thiếu máu cơ tim (đau ngực nhiều và/ hoặc đoạn ST chênh lên nhiều trên ĐTĐ). không đưa vào nghiên cứu những bệnh nhân có một trong các đặc điểm sau: Bệnh nhân có hội chứng ĐMV cấp không được chẩn đoán xác định là NMCT cấp có đoạn ST chênh lên (bao gồm NMCT không có đoạn ST chênh lên, đau thắt ngực không ổn định). Bệnh nhân NMCT cấp nhưng có tình trạng sốc tim hoặc tụt áp. - Bệnh nhân NMCT cấp có đoạn ST chênh lên nhưng không được chụp và can thiệp ĐMV thì đầu. Bệnh nhân NMCT cấp có đoạn ST chênh lên được chụp và can thiệp ĐMV cấp cứu nhưng không thu thập được kết quả quá trình can thiệp trên CDrom, hoặc trên cúp chụp cuối cùng sau can thiệp ĐMV không hiện hình xoang tĩnh mạch vành. Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. Bệnh nhân có chống chỉ định dùng các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu như Aspirin, Clopidogrel, Ticargrelor. Bệnh nhân mới bị tai biến mạch não, hoặc xuất huyết tiêu hóa trong vòng 3 tháng - Bệnh nhân suy thận nặng, suy gan nặng, tụt huyết áp, sốc tim... Bệnh nhân có bệnh nặng đi kèm như: ung thư giai đoạn cuối, hôn mê do đái tháo đường...  Bệnh nhân cần can thiệp nhiều nhánh động mạch vành. Bệnh nhân có tiền sử NMCT hoặc tiền sử phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành. Bệnh nhân đã được điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết trước khi tiến hành can thiệp ĐMV. Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại Viện Tim mạch Việt Nam – Bệnh viện Bạch Mai. Nghiên cứu các bệnh nhân NMCT cấp có đoạn ST chênh lên nhập viện Viện Tim mạch Việt Nam từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 08 năm 2015 thỏa mãn các tiêu chí lựa chọn bệnh nhân. Thiết kế nghiên cứu tiến cứu.

Bệnh nhân chẩn đoán xác định là NMCT cấp có đoạn ST chênh lên. Các bệnh nhân này được chụp và can thiệp ĐMV tại Viện Tim mạch Việt Nam – Bệnh viện Bạch Mai. Bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu phải thỏa mãn tất cả các tiêu chí sau: Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là NMCT cấp có đoạn ST chênh lên lần đầu tiên. Bệnh nhân được chụp và can thiệp ĐMV qua da thì đầu trong vòng 12 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng đau ngực, hoặc sau 12 giờ nếu vẫn còn triệu chứng thiếu máu cơ tim (đau ngực nhiều và/ hoặc đoạn ST chênh lên nhiều trên ĐTĐ). Không đưa vào nghiên cứu những bệnh nhân có một trong các đặc điểm sau: Bệnh nhân có hội chứng ĐMV cấp không được chẩn đoán xác định là NMCT cấp có đoạn ST chênh lên (bao gồm NMCT không có đoạn ST chênh lên, Đau thắt ngực không ổn định). Bệnh nhân NMCT cấp nhưng có tình trạng sốc tim hoặc tụt áp. Bệnh nhân NMCT cấp có đoạn ST chênh lên nhưng không được chụp và can thiệp ĐMV thì đầu. Bệnh nhân NMCT cấp có đoạn ST chênh lên được chụp và can thiệp ĐMV cấp cứu nhưng không thu thập được kết quả quá trình can thiệp trên CDrom, hoặc trên cúp chụp cuối cùng sau can thiệp ĐMV không hiện hình xoang tĩnh mạch vành. Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. - Bệnh nhân có chống chỉ định dùng các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu như Aspirin, Clopidogrel, Ticargrelor. Bệnh nhân mới bị tai biến mạch não, hoặc xuất huyết tiêu hoá trong vòng 3 tháng - Bệnh nhân suy thận nặng, suy gan nặng, tụt huyết áp, sốc tim... Bệnh nhân có bệnh nặng đi kèm như: ung thư giai đoạn cuối, hôn mê do đái tháo đường... Bệnh nhân cần can thiệp nhiều nhánh động mạch vành. B Bệnh nhân có tiền sử NMCT hoặc tiền sử phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành. Bệnh nhân đã được điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết trước khi tiến hành can thiệp ĐMV. Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại Viện Tim mạch Việt Nam – Bệnh viện Bạch Mai. Thời gian nghiên cứu Chúng tôi tiến hành nghiên cứu các bệnh nhân NMCT cấp có đoạn ST chênh lên nhập viện Viện Tim mạch Việt Nam từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 08 năm 2015 thỏa mãn các tiêu chí lựa chọn bệnh nhân. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu tiến cứu. Cỡ mẫu nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu

Tất cả các đối tượng trong nghiên cứu được lựa chọn theo trình tự thời gian (từ tháng 10 – 2014 đến tháng 08 – 2015), không phân biệt về tuổi, giới tính nếu thỏa mãn các tiêu chí lựa chọn bệnh nhân và không có tiêu chuẩn loại trừ. Các số liệu thu thập được trong nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm StataSE12.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian trung bình hiện hình xoang tĩnh mạch vành sau can thiệp ĐMV là 5,2 ± 1,4 giây (78 ± 20 frames), cao hơn ở nhóm bệnh nhân không có nhồi máu cơ tim. Thời gian hiện xoang tĩnh mạch vành sau can thiệp ĐMV có mối liên quan nghịch biến với mức độ dòng chảy TIMI và mức độ tưới máu cơ tim TMP với hệ số tương quan R_spearman lần lượt là – 0,4 và – 0,7. Thời gian hiện hình xoang tĩnh mạch vành kéo dài hơn ở nhóm bệnh nhân tử vong so với nhóm bệnh nhân không tử vong.

ctngoc

Tạp chí Tim mạch Việt Nam, số 77,12/2016
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ