SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Thực trạng mổ lấy thai và một số yếu tố liên quan tại thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh năm 2018

[28/02/2020 14:38]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Phạm Thị Bé Lan - Trường Cao đẳng Y tế Trà Vinh, Đoàn Thị Thùy Dương - Trường Đại học Y tế Công cộng, Lâm Vĩnh Niên - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh thực hiện.

Ảnh minh họa.

Chăm sóc thai kỳ tốt, đánh giá, tiên lượng, theo dõi và hỗ trợ tốt cho cuộc sinh nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và trẻ là nhiệm vụ quan trọng và cao cả của ngành y tế nói chung và các cán bộ y tế hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản nói riêng. Hiện nay có 2 phương pháp sinh, gồm sinh qua ngã âm đạo có can thiệp hay không can thiệp của người thực hiện đỡ sinh, hoặc sinh mổ. Khi có những trở ngại trong thời gian chuyển dạ, để đảm bảo quá trình sinh an toàn, thầy thuốc phải dùng đến phương pháp mổ lấy thai. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mổ lấy thai thường chỉ xảy ra trong khoảng từ 5% đến 15% tổng số các trường hợp sinh. Mổ lấy thai có thể ngăn ngừa bệnh tật và tử vong cho mẹ và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy lợi ích của mổ lấy thai khi không có chỉ định sản khoa đúng đắn. Trong thời gian gần đây, tỷ lệ mổ lấy thai đã tăng một cách nhanh chóng, cũng theo ước tính của WHO, tỷ lệ này lên đến 46% ở Trung Quốc, 35,6% ở Việt Nam, khoảng 25% ở nhiều nước châu Á, châu Mỹ Latinh và các châu lục khác. Theo Đặng Thị Hà, tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cơ sở 2, tỷ lệ mổ lấy thai năm 2010 là 43,2%(3). Số liệu về mổ lấy thai của Bệnh viện Sản Nhi Trà Vinh cho thấy tỷ lệ này tăng dần theo từng năm. Cụ thể năm 2014 tỷ lệ mổ lấy thai là 48,01%; 2015 là 52,47%; 2016 là 56,6% và năm 2017 là tỷ lệ mổ lấy thai 61,5%. Tỷ lệ mổ lấy thai cao hiện nay, vượt quá khuyến nghị của WHO là nguy cơ cao cho cả mẹ và con.

Nghiên cứu nhằm mục tiêu xác định tỷ lệ mổ lấy thai tại thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh năm 2018. Xác định một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai tại thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh năm 2018.

Nghiên cứu phụ nữ sinh con trong thời gian từ tháng 01/01/2018 đến tháng 01/04/2018 tại thành phố Trà Vinh. Phụ nữ sinh con trong khoảng từ tháng 01/01/2018 đến tháng 01/04/2018, đang sinh sống trên địa bàn nghiên cứu, bao gồm cả trường hợp có hoặc không có đăng ký hộ khẩu tạm trú, tạm vắng. Tuổi; dân tộc; tôn giáo; trình độ học vấn; nghề nghiệp; tình trạng kinh tế gia đình; Số con hiện tại; tình trạng sống chung với bố mẹ; thời điểm trẻ được sinh ra; lo lắng trong quá trình mang thai; giới tính của con; giới tính của con theo mong muốn. ống kê mô tả để mô tả tình trạng sinh mổ. Xác định mối liên quan giữa hai biến được đo lường thông qua kiểm định tỷ lệ với mức ý nghĩa p<0,05; sau đó sử dụng mô hình hồi quy đa biến logistic với phương pháp Backward với mức ý nghĩa p<0,05 để kiểm soát nhiễu giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Kiểm định Hosmer and Lemeshow được sử dụng để xác định mức độ phù hợp của mô hình.><0,05 để kiểm soát nhiễu giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Kiểm định Hosmer and Lemeshow được sử dụng để xác định mức độ phù hợp của mô hình.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, phương pháp sinh mổ được áp dụng với tỉ lệ khá cao, chiếm 53,6% số ca sinh tại thành phố Trà Vinh. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ sinh mổ bao gồm nhóm tuổi (OR=2,3, 95%CI: 1,1 - 4,8), dân tộc (OR=1,8, 95%CI: 1,03 - 3,03) và số con hiện tại (OR=2,1, 95%CI: 1,3 - 3,5). Cần có thêm nghiên cứu về tính phù hợp của chỉ định mổ lấy thai trên các đối tượng sản phụ này để có thể đưa ra giải pháp cải thiện thực trạng này.

ntptuong
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ