SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Khởi phát chuyển dạ bằng bóng đôi foley cải tiến trong trường hợp thai lưu từ 25 tuần có vết mổ sanh cũ

[28/02/2020 15:41]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Huỳnh Nguyễn Khánh Trang, Trương Thị Bích Hà - Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Phạm Minh Khội Nguyên, Nguyễn Thị Anh Phương - Bệnh viện Hùng Vương thực hiện.

 Ảnh minh họa.

Khởi phát chuyển dạ (KPCD) được định nghĩa là một quá trình kích thích nhân tạo tử cung để gây ra chuyển dạ. KPCD có khuynh hướng ngày càng gia tăng trên thế giới. Tần suất này tăng gấp đôi từ 9,5% lên 23,2% tại Hoa Kỳ từ năm 1991-2011. KPCD được chỉ định khi lợi ích (cho mẹ và/hoặc thai) lớn hơn so với nếu tiếp tục thai kỳ. Các chỉ định KPCD thường gặp: Ối vỡ non, tăng huyết áp trong thai kỳ, thiểu ối, tim thai thai không đảm bảo, thai quá ngày, bệnh lý nội khoa của mẹ như tăng huyết áp mãn, đái tháo đường. Có nhiều phương pháp KPCD như các biện pháp dùng thuốc (Prostaglandin, Oxytocin) hoặc các biện pháp cơ học (đặt que nong, đặt túi nước, bóng đơn Foley, bóng đôi của hãng COOK…). Từ năm 1991 đến nay trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả của thông bóng đôi so với các phương pháp khởi phát chuyển dạ (KPCD) khác, các kết quả cho thấy đây là một phương thức an toàn, hiệu quả, ít gây cơn gò cường tính như Prostaglandin E2. Tại Bệnh viện Hùng Vương, từ năm 2015 nhóm tác giả đã nghiên cứu bóng đôi Foley cải tiến KPCD trên thai trưởng thành ghi nhận an toàn và hiệu quả, và đã được Bộ y tế công nhận vào tháng 6/2016 (số 2462/QĐ-BYT). Thai chết lưu là thai đã chết trong tử cung trước khi được tống xuất ra ngoài, chiếm khoảng 15 – 20% trong thai kỳ, thường xảy ra trong tam cá nguyệt 1 và 2. Tỷ lệ < 1% xảy ra vào tam cá nguyệt 3 cua thai kỳ. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào siêu âm. Việc sử trí trong thực hành lâm sàng thai lưu trong tử cung ở thai phụ có tiền sử sinh mổ trước đây là một tình trạng khó khăn đối với bác sĩ sản khoa. Với sự miễn cưỡng hiện tại của các bác sĩ sản khoa để thực hiện việc khởi động và thực hiện quá trình sinh ngả âm đạo trên thai phụ có tiền sử mổ sinh trước đó (vaginal birth after cesarean vaginal birth after cesarean - VBAC). Với tỷ lệ mổ sinh mổ tăng lên hiện nay đạt 31,1% và tỷ lệ thai chết trong tử cung xảy ra ở 0,6% số lần sinh, tình huống thai chết trong tử cung trên thai phụ có mổ sinh trước đây đang trở nên phổ biến hơn.

Nghiên cứu nhằm mục tiêu xác định tỷ lệ KPCD đến sanh ngả âm đạo trên các trường hợp thai lưu từ 25 tuần có tiền sử mổ sinh trước đó. Khảo sát thời gian từ KPCD đến khi Bishop cổ tử cung hơn 7 điểm, tỷ lệ cần dùng Oxytocin thêm, tính an toàn.

Nghiên cứu các trường hợp thai lưu có vết mổ sanh cũ, tuổi thai từ 25 tuần tại khoa Sản Bệnh, bệnh viện Hùng Vương, từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2018. Sản phụ có một thai đã được chẩn đoán là thai lưu hoặc thai dị tật. Tuổi thai ≥ 25 tuần (tính theo siêu âm trong 3 tháng đầu). Có vết mổ sanh với phương pháp mổ lần trước là mổ ngang đoạn dưới tử cung. Bishop trước KPCD < 4 điểm. Không có nhau tiền đạo trung tâm. Đồng ý tham gia nghiên cứu sau khi được tư vấn và giải thích mục đích của nghiên cứu. Vết mổ sanh cũ ≥ 2 lần. Có bệnh lý nội khoa hoặc ngoại khoa chống chỉ định sanh ngả âm đạo. Con to > 4000 gr. Nghi ngờ bất xứng thaichậu. Không đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả KPCD Thành công Nếu Bishop ≥ 7 điểm trong vòng 24 giờ sau đặt bóng đôi Foley cải tiến, rút bóng hay thời điểm tự rớt bóng. Thất bại Nếu sau khi đặt ống thông bóng Foley cải tiến 24 giờ mà Bishop < 7 điểm xem như KPCD thất bại. Có tác dụng ngoại ý hoặc biến chứng trầm trọng (nhau bong non, rối loạn cơn gò tử cung không điều chỉnh được bằng thuốc giảm co, vỡ tử cung, ra huyết âm đạo lượng nhiều). Những trường hợp này nếu xảy ra chưa đến thời gian đánh giá hiệu quả xem như KPCD thất bại.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, qua 28 trường hợp trong 2 năm tại Bệnh viện Hùng Vương, với phương pháp dùng bóng Foley đôi cải tiến khởi phát chuyển dạ: Tỷ lệ KPCD thành công là 28/28 (100%) với Bishop cổ tử cung khi rút hay bóng tự rớt trung bình 7,2 điểm. Sanh ngả âm đạo tự nhiên có 19/28 (67,9%); sanh ngả âm đạo có can thiệp thủ thuật 9/28 (32,1%). Thời gian trung bình từ khởi phát đến Bishop 7 điểm là 20,9 ± 2,3 giờ. Thời gian trung bình từ KPCD đến sanh 31,7 ± 7,6 giờ.

dtphong
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài