Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến thực hành bữa sáng của sinh viên y3 Đại học Y Hà Nội năm 2018-2019
Nghiên cứu do nhóm tác giả Hoàng Yến Nhi, Nguyễn Thị Hằng Nga, Lê Xuân Hưng,Lê Thị Giang, Lê Đức Dũng, Nguyễn Thị Thùy Linh - Đại học Y Hà Nội thực hiện.
Ảnh minh họa.
Bữa sáng là bữa ăn đầu tiên trong ngày, có vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng và khởi động quá trình chuyển hóa, trao đổi chất sau khoảng thời gian dài ngưng ăn (10- 12 tiếng đồng hồ) từ bữa tối hôm trước. Bên cạnh đó, một khẩu phần ăn sáng đầy đủ các chất dinh dưỡng còn góp phần quan trọng đến việc duy trì trọng lượng cân đối cho cơ thể. Tuy nhiên trên thực tế, phần nhiều mọi người lại thường bỏ qua hoặc chưa ý thức thành phần dinh dưỡng bữa ăn quan trọng này. Đặc biệt trong nhóm đối tượng là thành niên, sinh viên. Điều tra của YunJung Bae và cộng sự tại Đại học Hanbuk Hàn Quốc (năm 2011) cho thấy trong số 243 sinh viên tham gia nghiên cứu có đến 37% sinh viên không ăn sáng thường xuyên, trong đó có 72,1% sinh viên không quan tâm tới thành phần dinh dưỡng trong bữa sáng. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Văn Hà và cộng sự tại Đại học Ngoại Thương cũng cho hay số sinh viên không có thói quen thường xuyên ăn sáng chiếm tới 56% tổng số sinh viên tham gia nghiên cứu. Đối tượng sinh viên Y3 Đại học Y Hà Nội ngoài trong độ tuổi thanh niên còn là nhóm đối tượng có những đặc thù riêng, với cường độ thời gian học dài, học nhiều, sinh viên còn phải bắt đầu làm quen với việc đi trực bệnh viện trong học kì 2. Đối với khoảng thời gian đầu còn chưa quen và chưa biết phân bố thời gian cho hợp lí, sinh viên thường bỏ qua bữa ăn sáng vì không có thời gian hoặc ngủ dậy muộn không kịp ăn đã phải đi học, dẫn tới hậu quả sinh viên không nạp đủ năng lượng để học tập và làm việc tác động tiêu cực đến trí nhớ và khả năng nhận thức của bản thân. Trong xã hội hiện nay, sinh viên Y còn là những nhân tố được đào tạo để trở thành cán bộ chăm sóc sức khỏe tương lai của đất nước, góp phần quan trọng đến việc hình thành nhận thức về các vấn đề sức khỏe cho người bệnh.
Nghiên cứu nhằm nục tiêu nghiên cứu mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về thực hành bữa sáng của sinh viên Y3 Đại học Y Hà Nội năm 2018-2019. Xác định một số yếu tố liên quan đến thực hành bữa sáng của sinh viên Y3 Đại học Y Hà Nội năm 2018-2019.
Nghiên cứu sinh viên Y3 chính quy hiện đang học tại trường Đại học Y Hà Nội, có sức khỏe đảm bảo được đưa vào mẫu nghiên cứu trong thời gian từ ngày 19/12/2018 đến ngày 26/01/2019. Chọn mẫu phân tầng theo chuyên ngành học của sinh viên Y3 chính quy theo các bước sau: Bước 1, lập danh sách tất cả những đối tượng là sinh viên Y3 chính quy trường Đại học Y Hà Nội năm 2018 theo từng lớp học (có 14 lớp gồm: 5 lớp hệ BSĐK, 9 lớp hệ cử nhân và bác sĩ). Bước 2, lập bảng tỉ lệ số sinh viên mỗi lớp được chọn vào nghiên cứu trên tổng số sinh viên khối Y3 (Tính số sinh viên mỗi lớp chọn vào nghiên cứu theo tỉ lệ sĩ số lớp). Tổng số sinh viên khối Y3 chính quy năm học 2018- 2019 là 970 sinh viên có kiến thức về tầm quan trọng của bữa sáng có số câu trả lời chiếm tỉ lệ cao nhất là 83,1%, kiến thức về vai trò của bữa sáng và hậu quả khi không ăn bữa sáng đầy đủ có tỉ lệ thấp hơn hẳn, lần lượt chiếm 14,6% và 7,3% (Bảng 2). Đối với nhóm kiến thức về các chất dinh dưỡng sử dụng trong bữa sáng, kiến thức về tỷ lệ năng lượng cần cung cấp cho bữa sáng so với cả ngày có số câu trả lời đúng cao nhất nhóm. Bước 3, dùng phần mềm Excel chọn ngẫu nhiên sinh viên mỗi lớp tham gia nghiên cứu theo tỉ lệ đã tính. Bước 4, lập danh sách những đối tượng được lựa chọn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, 66,5% tổng số đối tượng có kiến thức không đạt về bữa sáng, 54,3% có thái độ tiêu cực và 63,6% không có thói quen tốt khi ăn sáng. Bên cạnh đó, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa tổng điểm thực hành và các yếu tố sau: kiến thức, thái độ, lý do để ăn sáng, lý do không ăn sáng, thời gian thức dậy, chuyên ngành, nơi ở, chi tiêu vào bữa sáng, thông tin từ phương tiện truyền thông đại chúng hoặc người thân và bạn bè. Tỉ lệ sinh viên Y3 Đại học Y Hà Nội đạt về tổng điểm kiến thức, thái độ, thực hành vẫn còn chưa cao, chỉ chiếm 1/3-1/2 tổng số đối tượng.
ctngoc
Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, tập 23, số 5/2019