SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu khả năng kháng kháng sinh của lactobacillus spp. phân lập từ thực phẩm lên men và thực phẩm bổ sung tại TP. Hồ Chí Minh

[15/04/2020 15:54]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Trần Nguyễn Minh Đoan - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh, Lê Thị Hiên và Ngô Thanh Phong - Trung tâm kiểm nghiệm an toàn thực phẩm khu vực phía Nam – Viện Y tế công cộng TP. HCM thực hiện.

Ảnh minh họa.

Lactobacillus spp. là loại vi khuẩn “thân thiện” sống trong cơ thể người nhưng không gây bệnh. Chúng còn được tìm thấy trong các thực phẩm lên men và thực phẩm bổ sung. Tuy nhiên, một số kết quả nghiên cứu đã đưa ra cảnh báo về khả năng đề kháng kháng sinh của giống lợi khuẩn Lactobacillus spp. đang được sử dụng trong thực phẩm lên men và thực phẩm bổ sung hiện nay.

Nghiên cứu nhằm mục tiêu xác định kiểu hình và kiểu gen kháng kháng sinh của giống Lactobacillus spp. đã được phân lập từ thưc phẩm lên men và thực phẩm bổ sung.

Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC – Minimum Inhibitory concentration) của kháng sinh erythromycin, tetracycline và chloramphenicol đối với các chủng vi khuẩn Lactobacillus bằng phương pháp pha loãng kháng sinh trong thạch và xác định kiểu gen kháng kháng sinh bằng phương pháp khuếch đại chuỗi polymerase (PCR).

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ các chủng Lactobacillus spp. kháng cao với tetracycline (148/164, 90,2%) và chloramphenicol (100/164, 61%), trong đó các chủng phân lập từ sữa chua cho tỷ lệ kháng tetracycline (28/30, 93,3%) và chloramphenicol (30/30, 100%) là cao nhất. Tuy nhiên, 100% các chủng phân lập từ sữa chua vẫn còn nhạy cảm với erythromycin. Thêm vào đó, 5/79 (6,3%) các chủng mang gen tetM được phân lập từ rau quả muối chua và 4/9 (44,4%) các chủng mang gen ermB được phân lập chủ yếu từ thực phẩm bổ sung. Mặt khác, không có chủng Lactobacillus spp. mang gen cat liên quan đến kiểu hình kháng chloramphenicol. Các vi khuẩn Lactobacillus spp. phân lập được từ thực phẩm lên men và thực phẩm bổ sung có tỷ lệ kháng cao với kháng sinh tetracycline (> 80%) và chloramphenicol (>40%). Điều đó đưa ra cảnh báo về việc sử dụng hai loại kháng sinh này trong điều trị các bệnh về nhiễm trùng hiện nay.

ctngoc

Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, tập 23, số 5/2019
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ