Hiệu quả giảm đau của nhĩ châm trên bệnh nhân sau mổ trĩ
Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Thị Kiều Oanh, Nguyễn Thanh Tuyên, Lê Trung Nam - Bệnh viện Y học cổ truyền TP Hồ Chí Minh và Nguyễn Thị Sơn - Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh thực hiện.
Ảnh minh họa.
Đau sau mổ trĩ vẫn còn là than phiền chính của nhiều bệnh nhân, thuốc giảm đau Tây y vẫn chưa đủ kiểm soát tốt cảm giác đau sau mổ trĩ. Nhĩ châm đã được chứng minh có hiệu quả trong nhiều trường hợp đau, nhưng chưa có cơ sở nào về điều trị đau sau mổ trĩ. Vì thế mục tiêu nghiên cứu được đưa ra: Đánh giá tác dụng giảm đau của nhĩ châm bằng kim gài trên bệnh nhân sau mổ trĩ bằng phương pháp Longo.
Thiết kế đoàn hệ, so sánh có nhóm chứng và không mù. Nghiên cứu trên 60 bệnh nhân có chỉ định mổ trĩ, theo dõi lượng thuốc giảm đau sử dụng trong 18 giờ và từ 0-24 giờ sau mổ. Tất cả bệnh nhân (BN) có chỉ định mổ trĩ bằng phương pháp Longo tại khoa Ngoại phụ BV Y học Cổ truyền (YHCT) TP. Hồ Chí Minh. Từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt giới, nghề nghiệp. Đồng ý tham gia nghiên cứu. Phương pháp vô cảm: gây tê tủy sống. Mổ Longo có cắt hay đốt trĩ hay da thừa kèm theo. BN mắc bệnh lý về tai như: điếc bẩm sinh, viêm nhiễm loa tai, nhiễm trùng da vùng tai. Bệnh lý tâm thần: rối loạn lưỡng cực, rối loạn trầm cảm, tâm thần phân liệt. Bệnh nhân không có tai một hoặc hai bên. Đau mạn tính trước mổ và hoặc sử dụng thường xuyên các thuốc giảm đau: Morphin, corticoid, NSAID, acetaminophen. Nghiện hoặc phụ thuộc các opioid, rượu. Trong thời gian thử nghiệm, xuất hiện triệu chứng: Vã mồ hôi, hoa mắt, bồn chồn, buồn nôn, tay chân lạnh, ngất, dị ứng hạt dán như ngứa da. Không đồng ý tiếp tục tham gia nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm can thiệp đã giảm 55,50% lượng thuốc giảm đau dạng uống Paracetamol codein trong vòng 18 giờ sau mổ so với nhóm chứng (p <0,01). Nhĩ châm bằng kim gài kết hợp thuốc giảm đau trên bệnh nhân sau mổ trĩ giảm lần lượt 55,50% và 32% lượng thuốc giảm đau cần sử dụng 18 giờ và từ 0 – 24 giờ sau mổ so với nhóm chứng. Châm loa tai bằng cách sử dụng kim gài không gây ảnh hưởng bất lợi đến bệnh nhân.
ctngoc
Tạp chí Y học TP.Hồ Chí Minh, tập 23, số 5/2019