SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Xác định tiêu chuẩn chẩn đoán các bệnh cảnh y học cổ truyền của vô sinh nữ nguyên phát

[18/05/2020 09:11]

Nghiên cứu do đồng tác giả Phan Thị Thanh Thủy và Nguyễn Thị Bay - Khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh thực hiện.

Ảnh minh họa.

Năm 1994 - 2000, chương trình Demographic and Health Surveys (DHS) thì tỷ lệ vô sinh nguyên phát nữ ở Việt Nam là 7,90% ở độ tuổi 15 – 49. Ngày nay, y học hiện đại (YHHĐ) đã không ngừng cố gắng để có những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với chi phí rất đắt đỏ không phải ai cũng thực hiện được thì xác xuất thành công không cao. Đối với y học cổ truyền (YHCT) nước ta đã đề cập đến bệnh vô sinh nữ với nhiều thể bệnh và các bài thuốc điều trị khác nhau, chưa có sự đồng nhất. Vì thế mục tiêu của đề tài là: Xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán các thể lâm sàng của bệnh Vô sinh nữ nguyên phát theo YHCT bằng mô hình cây tiềm ẩn.

Nghiên cứu giai đoạn 1: khảo sát tài liệu y văn kinh điển YHCT, sách giáo khoa và sách chuyên khảo về YHCT, từ đó sàng lọc các thể lâm sàng được mô tả và tổng hợp các triệu chứng của từng thể trong các y văn để lập phiếu khảo sát các triệu chứng trong vô sinh nữ nguyên phát. Nghiên cứu giai đoạn 2: Sàng lọc đối tượng NB mới lần đầu đến điều trị vô sinh nữ tại BV Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh từ 09/2017 đến 06/2018 thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh. Sau khi sàng lọc có 163 bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu, sẽ được phỏng vấn triệu chứng để điền vào phiếu khảo sát. Từ đó ghi nhận tần số và tính tỷ lệ của mỗi triệu chứng YHCT. Phương pháp phân tích: xử lý số liệu bằng mô hình cây tiềm ẩn (Latent Tree Models – LTMs).

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 9 thể lâm sàng với 84 triệu chứng YHCT đưa vào phiếu khảo sát. Phỏng vấn trên 163 BN vô sinh nữ nguyên phát thì chỉ có 77 triệu chứng đưa vào sử dụng mô hình cây tiềm ẩn phân tích, vì có 7 triệu chứng không xuất hiện trên lâm sàng. Sau khi mô hình hóa, kết quả thành lập gồm có 16 biến tiềm ẩn (từ Y0 đến Y15), mỗi biến tiềm ẩn đại diện cho tập hợp các biến quan sát là các triệu chứng. Phân loại và tổng hợp ra 9 thể lâm sàng YHCT tương tự như trên y văn nhưng có sự khác biệt về triệu chứng: Thận dương hư, Thận khí hư, Tỳ khí hư, Can khí uất, Can huyết hư, Can Thận âm hư, Tỳ Thận khí hư, Mạch Đới khí uất, Can Tỳ bất hòa. Qua phân tích mô hình cây tiềm ẩn cũng ghi nhận 9 bệnh cảnh YHCT: Thận dương hư, Thận khí hư, Tỳ khí hư, Can khí uất, Can huyết hư, Can Thận âm hư, Tỳ Thận khí hư, Mạch Đới khí uất, Can Tỳ bất hòa.

ctngoc

Tạp chí Y học TP.Hồ Chí Minh, tập 23, số 5/2019
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài