SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Xác định tiêu chuẩn chẩn đoán các bệnh cảnh y học cổ truyền của hội chứng tiền mãn kinh – mãn kinh bằng mô hình cây tiềm ẩn

[18/05/2020 09:14]

Nghiên cứu do đồng tác giả Phạm Thị Ánh Hằng - Trung Tâm Y Tế Huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai và Nguyễn Thị Bay - Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh thực hiện.

Ảnh minh họa.

Mãn kinh là một giai đoạn trong cuộc đời mà mỗi người phụ nữ đều phải trải qua. Ở Việt Nam theo tổng cục thống kê năm 2016, tuổi thọ trung bình của phụ nữ phụ nữ Việt Nam là 76,1, tuổi mãn kinh trung bình qua một số nghiên cứu là 48,2, như vậy phụ nữ Việt Nam dành khoảng 1/3 – 1/4 cuộc đời họ ở thời kỳ này. Khoảng 90% phụ nữ giai đoạn mãn kinh xuất hiện một hoặc nhiều triệu chứng như: Cơn bốc hỏa, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, dễ bị kích động tạo nên “Hội chứng tiền mãn kinh - mãn kinh” (HCTMK – MK). Triệu chứng mãn kinh ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của người phụ nữ, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất, tinh thần, mà còn ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống gia đình và mối quan hệ với mọi người xung quanh. Trên thế giới đã áp dụng nhiều phương pháp điều trị bằng y học hiện đại (YHHĐ) hoặc y học cổ truyền (YHCT) để giảm bớt triệu chứng, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người phụ nữ giai đoạn mãn kinh. Trong đó YHCT ngày càng đóng vai trò quan trọng trong điều trị các rối loạn chức năng do quá trình lão suy này. Ưu điểm của YHCT là vậy nhưng bên cạnh đó còn tồn tại một nhược điểm lớn. Như ta đã thấy, số lượng phụ nữ có triệu chứng mãn kinh là rất nhiều, triệu chứng mãn kinh thì phong phú, nhưng chưa có sự thống nhất cao trong giới thầy thuốc YHCT, các bác sĩ khác nhau có thể đưa ra những kết luận khác nhau về chẩn đoán hội chứng bệnh của cùng một bệnh nhân(2,4,5,8), dẫn đến mang tính chủ quan của thầy thuốc, làm giảm hiệu quả ứng dụng điều trị các phương pháp YHCT.

Các tác phẩm kinh điển, sách giáo khoa, sách chuyên khảo của các tác giả có hơn 20 năm kinh nghiệm điều trị YHCT, sách được các trường đại học giảng dạy/tham khảo cho các bậc đại học và sau đại học. Các sách tham khảo phải có quan điểm cá nhân độc lập. iêu chuẩn chọn bệnh BN khám ngoại trú tại bệnh viện phụ sản Hùng Vương, nằm trong độ tuổi 40 – 60 và có triệu chứng tiền mãn kinh – mãn kinh được bác sĩ tại bệnh viện chẩn đoán. Có thai/có rối loạn ngôn ngữ, rối loạn tri giác không thể giao tiếp với thầy thuốc/bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu. Lấy mẫu thuận tiện trong thời gian nghiên cứu, cho đến khi đạt 385 bệnh nhân. Các bước tiến hành, giai đoạn 1: Khảo sát thống kê tài liệu YHCT. Bước 1: Chọn tài liệu. Bước 2: Liệt kê tất cả các bệnh cảnh xuất hiện trong HCTMK - MK trong Y văn. Bước 3: Liệt kê tần số và tỷ lệ các triệu chứng của từng bệnh cảnh được chọn. Bước 4: Dựa vào triệu chứng bệnh YHHĐ, dựa vào tứ chẩn YHCT, chức năng và triệu chứng rối loạn chức năng ngũ tạng, dựa vào bát cương triệu chứng hư, thực, hàn, nhiệt để lập bảng câu hỏi khảo sát trên bệnh nhân. Giai đoạn 2: Khảo sát trên lâm sàng, bước 1: Bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh sẽ được tham gia thăm khám, trả lời câu hỏi trên phiếu khảo sát. Bước 2: Thu thập toàn bộ dữ liệu triệu chứng đưa vào LTMs Bước 3: Dựa trên LTMs và nền tảng lý thuyết YHCT gọi tên biến tiềm ẩn. Bước 4: Gộp các biến tiềm ẩn cùng nói lên thông tin về một hội chứng YHCT. Bước 5: Xây dựng TCCĐ cho các hội chứng YHCT tìm được. Nhập liệu bằng Microsoft Excel 2016; STATA 13.0 tính tần suất, tỷ lệ % cho biến số định tính, trung bình và độ lệch chuẩn cho biến số định lượng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, xây dựng được TCCĐ YHCT cho các thể lâm sàng: Thận âm hư, Can âm hư, Can Thận âm hư, Tỳ khí hư, hội chứng Dương hư, Thận khí hư, Tâm huyết hư trên nền HCTMK – MK YHHĐ bằng mô hình LTMs.

ctngoc

Tạp chí Y học TP.Hồ Chí Minh, tập 23, số 5/2019
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài