SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Mối liên quan giữa yếu tố cá nhân, môi trường gia đình, môi trường nhà trường với vấn đề sức khỏe tâm thần học sinh trung học cơ sở

[18/05/2020 09:52]

Nghiên cứu do đồng tác giả Chu Văn Thăng - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế và Nguyễn Thị Hồng Diễm - Trường Đại học Y Hà Nội thực hiện.

Ảnh minh họa.

Chăm sóc sức khỏe đặc biệt là sức khỏe tâm thần học sinh cần có sự quan tâm, phối hợp giữa gia đình, nhà trường và ngành y tế mới mong mang lại hiệu quả cao cho sự hình thành, phát triển trí tuệ, nhân cách và thể lực của học sinh. Tìm hiểu mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân, môi trường gia đình, môi trường trường học đến tình trạng sức khỏe tâm thần của học sinh là rất cần thiết.

Nghiên cứu nhằm mục tiêu xác định mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân, môi trường gia đình, môi trường trường học đến tình trạng sức khỏe tâm thần (SKTT) của học sinh trung học cơ sở (THCS) tại 5 tỉnh thuộc miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên năm học 2015 - 2016.

Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên với 6.639 học sinh của 20 trường THCS tại Vĩnh Phúc, Hà Nam, Bình Định, An Giang, Gia Lai. Sử dụng bộ câu hỏi tự điền SDQ cho học sinh để tự đánh giá các câu hỏi liên quan đến vấn đề SKTT; học sinh tự điền theo bộ câu hỏi có sẵn về các đặc điểm cá nhân, môi trường gia đình và môi trường trường học.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hHọc sinh nam, học lực kém/trung bình, hạnh kiểm kém/trung bình, có sử dụng máy vi tính, có đi học thêm có tỉ lệ có vấn đề về sức khỏe sức khỏe tâm thần cao hơn so với học sinh nữ, học lực khá/giỏi, hạnh kiểm khá/tốt, không sử dụng máy tính và không đi học thêm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001 (test χ2); học sinh chứng kiến người lớn đánh nhau, bị người thân trong gia đình đánh và không được gia đình yêu mến có tỉ lệ có vấn đề sức khỏe tâm thần chung cao hơn so với học sinh sống trong gia đình hòa thuận không đánh nhau, không bị người thân đánh và được gia đình yêu mến sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 (test χ2); học sinh không thích đi học, bị bắt nạt, bị thầy cô phạt và bị thầy cô đánh có tỉ lệ có vấn đề sức khỏe tâm thần cao hơn so với học sinh thích đi học, không bị bắt nạt, không bị thầy cô phạt và không bị thầy cô đánh, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001 (test χ2). Có sự liên quan giữa yếu tố cá nhân, yếu tố gia đình và nhà trường đến tình hình sức khỏe tâm thần học sinh.

ctngoc

Tạp chí Y học TP.Hồ Chí Minh, tập 23, số 5/2019
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài