Nghiên cứu hàm lượng dinh dưỡng trong đất và lá cam tại huyện Nghĩa Đàn và Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An
Nghiên cứu do các tác giả Nguyễn Hữu Hiền, Nguyễn Tài Toàn, Nguyễn Công Thành – Viện Nông nghiệp và Tài nguyên, Trường Đại học Vinh, tác giả Trương Xuân Sinh – Trung tâm Kiểm nghiệm, Kiểm chứng và Tư vấn chất lượng Nông lâm thủy sản, Bộ Nông nghiệp và PTNT, tác giả Nguyễn Huy Anh – Phòng Nông nghiệp huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An thực hiện.
Cây cam có giá trị kinh tế cao nên diện tích trồng cam ngày càng tăng tại Nghệ An năm 2014 diện tích trồng cam toàn tỉnh đạt 2.558 ha đến năm 2017 đã tăng lên đến 5.589 ha với cơ cấu giống chủ yếu là Xã Đoài, Vân Du và Valencia. Nghĩa Đàn và Quý hợp là 2 huyện diện tích trồng cam lớn nhất của tỉnh với diện tích hơn 3.000 ha (Niên giám thống kê năm 2018 tỉnh Nghệ an). Tuy nhiên sau nhiều năm công tác với các đối tượng trong cây trồng khác nhau, chủ yếu là cây ăn quả có múi, cái lâu năm trên cùng một diện tích thì hàm lượng dinh dưỡng trong đất có xu hướng giảm, mất cân bằng do người trồng bón ít hoặc sử dụng quá nhiều phân hóa học đã làm cho chất lượng cam Vinh giảm dần, hiện tượng cam rụng, “cam ngơ” và “cam xô” ngày một gia tăng, thời gian kinh doanh của cây cam ngày càng rút ngắn. Việc xác định các triệu chứng thừa, thiếu dinh dưỡng thông qua phân tích đất và lá là căn cứ để đưa ra các biện pháp duy trì các đặc tính ưu việc của đất bằng cách bổ sung hoặc giảm lượng phân bón nhằm đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong đất trồng cam.
Bên cạnh đó, cam là loại cây ăn quả có năng suất cao nên cần một lượng dinh dưỡng lớn để tạo năng suất và chất lượng. Hàm lượng dinh dưỡng thích hợp trong lá cam là N: 25-27g/kg, P:1,2-1,5g/kg; K: 12-17g/kg, Ca: 30-49g/kg, Mg: 3,0 – 3,9g/kg, Zn: 25-100mg/kg, Cu: 5-16mg/kg, Mn: 25-100mg/kg, Fe: 60-120 mg/kg (Alva và Tuckeer, 1999). Xuất phát từ thực tiễn đó, nghiên cứu đã tiến hành đánh giá hàm lượng dinh dưỡng trong đất và lá cam nhằm đưa ra các khuyến cáo kịp thời cho người trồng cam.
Qua thời gian thực hiện, kết quả cho thấy, độ pH ở tầng đất 0-20cm tại ba địa điểm lấy mẫu ở xã Nghĩa Sơn, xã Nghĩa Long, xã Nghĩa Hồng nằm dưới ngưỡng thích hợp. Hàm lượng K+, Zn và Mn ở tầng đất tại huyện Nghĩa đàn nằm trong dưỡng thích hợp cho cây. Hàm lượng N, Ca2+, Mg2+ ở cả hai tầng đất đều thấp hơn cầu của cây hàm lượng Fe, Cu ở tầng đất không đến 20cm vượt quá ngưỡng thích hợp của cây; hàm lượng Fe, Cu ở tầng đất 0-20cm vượt quá ngưỡng thích hợp của cây. Hàm lượng P dễ tiêu ở tầng đát 0-20cm cao hơn ngưỡng thích hợp cho cây cam. Hàm lượng N, K, Zn, Mn, Fe trong lá cam tại Nghĩa Đàn nằm trong ngưỡng thích hợp; hàm lượng P, Cu cao hơn ngưỡng thích hợp, hàm lượng Ca, Mg thấp hơn ngưỡng thích hợp.
Độ pH ở tầng đát 0-20cm ở Quỳ Hợp nằm trong ngưỡng thích hợp cho cây, hàm lượng N tổng số ở điểm Công ty TNHH MTV Xuân Thành (XT) ở mức cao, các địa điểm khác ở mức trung bình. Hàm lượng K+ ở điểm Công ty Công nghệ cao Phủ Quỳ (CNC PQ) thấp hơn ngủ thích hợp cho cây, ở các điểm khác nằm trong ngưỡng thích hợp. Hàm lượng Ca2+, Mg2+ ở cả hai tầng đất đều thấp hơn ngưỡng thích hợp. Hàm lượng P, Fe, Mn, Cu cao hơn ngưỡng nhu cầu của cây. Ở tầng đất 20-40cm thì đất chua nhiều; hàm lượng P, N, K+, Zn ở ngưỡng thấp hơn nhu cầu của cây. Hàm lượng N trong lá ở điểm Công ty TNHH MTV Xuân Thành (XT) cao hơn ngưỡng thích hợp cho cây, ở các địa điểm khác nằm trong ngưỡng thích hợp; hàm lượng K và Zn trong lá nằm trong ngưỡng thích hợp; hàm lượng Ca, Mg, Fe và Mn thấp hơn ngưỡng thích hợp; hàm lượng P trong lá cao hơn ngưỡng thích hợp.
Vân Anh
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Kỳ 21- Tháng 11/2019