Đặc điểm hình thái hệ động mạch cấp máu bàn tay trên siêu âm doppler mạch máu đối chiếu với kết quả chụp mạch số hóa xóa nền
Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Bá Hiển - Bệnh viện Thanh Nhàn, Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Đức Nghĩa - Đại học Y Hà Nội, Trần Bá Hiếu - Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai thực hiện.
Ảnh minh họa.
Phương pháp can thiệp qua động mạch quay đã cho thấy ưu điểm làm giảm các biến chứng, từ lâu động mạch quay đã được coi là vị trí lý tưởng trong các thủ thuật tim mạch nói chung cũng như can thiệp động mạch vành nói riêng. Nhưng việc động mạch quay được sử dụng nhiều lần, đường kính của động mạch quay nhỏ, động mạch quay dễ co thắt cũng như tỷ lệ bất thường động mạch quay cao có thể làm tăng nguy cơ thất bại trong việc tiếp cận động mạch vành qua đường động mạch quay cũng như gia tăng biến cố bàn tay cho bệnh nhân. Khảo sát hình thái động mạch trước can thiệp bằng siêu âm Doppler mạch máu có thể giúp giảm các biến có này.
Nghiên cứu nhằm mục tiêu nghiên cứu đặc điểm hình thái hệ động mạch cấp máu bàn tay trên siêu âm Doppler mạch máu đối chiếu với kết quả chụp mạch số hóa xóa nền.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến động mạch quay, được siêu âm Doppler động mạch chi trên trước chụp hoặc can thiệp động mạch vành từ tháng 7/2018 đến tháng 7/2019.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 92 bệnh nhân trong nghiên cứu có tuổi trung bình 67.5 ± 9.2 tuổi, tỷ lệ nam là 63%. Đường kính động mạch quay (3.3± 0.2mm ở khủy tay, 2.5 ± 0.1mm ở cổ tay, 2.2 ± 0.1mm ở hõm lào) đường kính động mạch quay ở nam lớn hơn nữ p< 0.01. 100% động mạch quay tại cổ tay và 91.3% đường kính động mạch quay tại hõm lào > 2mm, 63.1% đường kính động mạch trụ tại cổ tay > 2mm. Đường kính trên chụp mạch DSA nhỏ hơn so với siêu âm Doppler mạch máu p< 0.05 nhưng có tương quan đồng biến chặt chẽ r= 0.88 với phương trình tương quan (đường kính động mạch trên DSA= đường kính động mạch trên siêu âm Doppler x 0.9 + 0.2). Tỷ lệ bất thường động mạch quay 14.1% (động mạch quay xuất phát cao 7.6%, động mạch quay xuất phát thấp 1.1%, động mạch quay ngoằn ngoèo 5.4%). Bất thường động mạch quay làm tăng nguy cơ biến chứng 11.5 lần với khoảng tin cậy 95% (CI= 1.5- 87.1), tăng nguy cơ thất bại trong việc tiếp cận động mạch vành qua đường động mạch quay 24.1 lần khoảng tin cậy 95% (CI= 3.1-186.2) so với nhóm động mạch quay bình thường.
ctngoc
Tạp chí Tim mạch Việt Nam, số 90/2019