Ô nhiễm từ nấu bếp tồn lưu trong khí quyển lâu hơn người ta nghĩ
Theo một nghiên cứu mới, các hạt ô nhiễm từ đun nấu tồn lưu trong khí quyển lâu hơn trước đây người ta thường nghĩ, do đó góp phần vào việc làm giảm chất lượng không khí nhiều hơn.
Các nhà nghiên cứu tại trường đại học Birmingham đã thành công trong việc chứng minh cách phát thải trong đun nấu – vốn chứa tới 10% trong các hạt ô nhiễm ở Anh – có thể tồn tại trong bầu khí quyển trong nhiều ngày, thay vì bị tan rã.
Nhóm nghiên cứu này hợp tác với các chuyên gia trường đại học Bath, Trung tâm Laser và máy gia tốc Diamond để chứng tỏ các các phân tử a xít béo tương tác với các phân tử được tim thấy một cách tình cờ trong bầu khí quyển trái đất. Trong suốt quá trình tương tác này, một lớp áo hoặc vỏ được hình thành quanh bên ngoài hạt đó để bảo vệ chất a xít béo bên trong từ các chất khí như ozone, vốn có thể phá vỡ hạt.
Đây là lần đầu tiên, các nhà khoa học có thể tái tạo quá trình này theo cách cho phép được thực hiện trong các điều kiện phòng thí nghiệm bằng việc sử dụng chùm tia X cường độ cao tại Diamond Light Source để cho phép phân rã các lớp mỏng của phân tử từ các phát thải trong nấu ăn chi tiết từng phút. Các kết quả nghiên cứu mới được xuất bản trênFaraday Discussions của Hội Hóa học Hoàng gia Anh.
Khả năng lưu lại trong bầu khí quyển của các hạt này đem lại những gợi ý về biến đổi khí hậu và sức khỏe con người bởi vì các phân tử đang tương tác rất chặt chẽ với nước, qua đó ảnh hưởng đến khả năng hình thành các đám mây của những giọt nước. Đổi lại, điều này có thể thay đổi lượng mưa và cũng lượng ánh nắng mặt trời bị phản xạ qua mây che phủ hoặ hấp thụ xuống trái đất – tất cả đều có thể góp phần vào những biến đổi nhiệt độ.
Thêm vào đó, khi bị phát thải từ nấu nướng, các hạt này hình thành lớp áo bảo vệ và có thể liên kết với những hạt ô nhiễm khác, bao gồm những chất được biết là có ảnh hưởng đến sức khỏe con người như carcinogen từ phát thải động cơ chạy dầu diesel. Những hạt này có thể được vận chuyển qua những khu vực rộng hơn.
Tác giả chính của nghiên cứu, TS. Christian Pfrang của trường Địa lý, Khoa học trái đất và môi trường của trường đại học Birmingham, nói: “Những phát thải đó xuất phát từ các quá trình nấu nướng như rán ngập dầu mỡ, bổ cập một tỉ lệ phần trăm đáng kể ô nhiễm không khí trong các thành phố, đặc biệt trong các hạt bụi PM2.5. Tại London, các hạt này chiếm khoảng 10%, tuy nhiên ở một số siêu đô thị trên thế giới như tại Trung Quốc, nó có thể chiếm 22%, còn những đo đạc gần đây ở Hong Kong thì tỉ lệ này lên tới 39%.
“Các gợi ý từ nghiên cứu cho thấy có thể tính đến điều này trong việc lập quy hoạch thành phố. Tuy nhiên chúng tôi vẫn cần theo dõi những cách thức có thể giúp chúng ta lọc không khí tốt hơn – cụ thể trong ngành công nghiệp đồ ăn nhanh, nơi những hướng dẫn có thể vẫn còn chưa được tín đến những tác động đến chất lượng không khí do hoạt động nấu nướng”.