Bản tin Hàng rào kỹ thuật trong thương mại tháng 4 năm 2021
Thông báo Bản tin Hàng rào kỹ thuật trong thương mại tháng 4 năm 2021
Trạm gốc thông tin di động 5G
Ngày 09/03/2021 Việt Nam thông báo cho các nước Thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Thông tư Ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trạm gốc thông tin di động 5G. Dự thảo quy chuẩn kỹ thuật này quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với trạm gốc 5G, băng tần hoạt động của trạm gốc 5G quy định tại Bảng 1 và phù hợp với quy hoạch tần số của Việt Nam.
Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trạm gốc thông tin di động 5G dựa trên ETSI TS 138 104 V15.12.0 (01-2021), ETSI TS 138 141-1 V16.6.0 (01-2021) và ETSI TS 138 141-2 V16.6.0 ( 01-2021) của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu (ETSI). Mục đích của dự thảo nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn.
Ảnh minh họa
Thời gian dự kiến thông qua vào 31/5/2021. Thời gian dự kiến có hiệu lực vào 01/01/2022. Hạn cuối cùng để các nước Thành viên WTO tham gia đóng góp ý kiến vào 15/05/2021.
Thông tin chi tiết của Dự thảo xin liên hệ, email:
ngochai@mic.gov.vn
Mã thông báo G/TBT/N/VNM/187
Thiết bị đầu cuối thông tin di động 5G
Ngày 09/03/2021 Việt Nam thông báo cho các nước Thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Thiết bị đầu cuối thông tin di động 5G - Phần truy nhập vô tuyến. Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật phần truy nhập vô tuyến đối với các thiết bị đầu cuối thông tin di động 5G hoạt động trên toàn bộ hoặc một trong các băng tần quy định từ Bảng 1 đến Bảng 3 và tuân thủ quy định về quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện tại Việt Nam.
Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này dựa trên ETSI TS 138 101-1 V16.4.0 (2020-07) và ETSI TS 38.521-1 v16.5.0p (2020-12) cho các UE hoạt động trên FR1; ETSI TS 138 101-2 V16.4.0 (2020-07) và ETSI TS 38.521-2 v16.5.0p (2020-11) cho UE hoạt động trên FR2.
Mục đích của dự thảo nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn. Thời gian dự kiến thông qua vào 31/5/2021.
Ảnh minh họa
Thời gian dự kiến có hiệu lực vào 01/01/2022. Hạn cuối cùng để các nước Thành viên WTO tham gia đóng góp ý kiến vào 15/05/2021.
Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:
https://members.wto.org/crnattachments/2021/TBT/VNM/21_1768_00_x.pdf
Mã thông báo G/TBT/N/VNM/188
Thiết bị Ra đa hoạt động trong băng tần từ 76 GHz đến 77 GHz dùng cho phương tiện vận tải trên mặt đất
Ngày 09/03/2021 Việt Nam thông báo cho các nước Thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị Ra đa hoạt động trong băng tần từ 76 GHz đến 77 GHz dùng cho phương tiện vận tải trên mặt đất. Quy chuẩn này quy định chi tiết các đặc tính kỹ thuật và phương pháp đo kiểm cho thiết bị ra đa sử dụng ăng ten tích hợp hoạt động trong dải tần từ 76 GHz – 77 GHz dùng cho phương tiện vận tải trên mặt đất. Quy chuẩn này áp dụng cho thiết bị phát và thu-phát tích hợp. Quy chuẩn này cũng quy định các yêu cầu đối với thiết bị vô tuyến cự ly ngắn dùng cho phƣơng tiện vận tải trên mặt đất, ví dụ: Hệ thống điều khiển hành trình chủ động, hệ thống cảnh báo va chạm, hệ thống phát hiện điểm mù, hỗ trợ đỗ xe, hỗ trợ dự phòng và các ứng dụng khác trong tương lai Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc này dựa trên ETSI EN 301 091-1 V2.1.1 (2017-01) và ETSI EN 303 396 V1.1.1 (2016- 12) của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu (ETSI).
Ảnh minh họa
Mục đích của dự thảo nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn. Thời gian dự kiến thông qua vào 31/5/2021. Thời gian dự kiến có hiệu lực vào 01/01/2022. Hạn cuối cùng để các nước Thành viên WTO tham gia đóng góp ý kiến vào 15/05/2021.
Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:
https://members.wto.org/crnattachments/2021/TBT/VNM/21_1768_00_x.pdf
Mã thông báo G/TBT/N/VNM/189
Thiết bị vô tuyến cự ly ngắn băng tần từ 40 GHz đến 246 GHz
Ngày 09/03/2021 Việt Nam thông báo cho các nước Thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Thiết bị vô tuyến cự ly ngắn băng tần từ 40 GHz đến 246 GHz. Quy chuẩn này áp dụng cho các loại thiết bị phát, thu-phát vô tuyến cự ly ngắn (SRD) chung, bao gồm: Thiết bị cảnh báo vô tuyến điện, thiết bị điều khiển từ xa vô tuyến điện, thiết bị đo từ xa vô tuyến điện, thiết bị truyền dữ liệu chung, hoạt động trong dải tần số từ 40 GHz đến 246 GHz được quy định cụ thể tại Bảng 1 của Quy chuẩn này cho các trường hợp. Dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này dựa trên EN 305 550-2 V1.2.1 (2014-10) của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu (ETSI) ).
Ảnh minh họa
Mục đích của dự thảo nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn. Thời gian dự kiến thông qua vào 31/5/2021.
Thời gian dự kiến có hiệu lực vào 01/01/2022. Hạn cuối cùng để các nước Thành viên WTO tham gia đóng góp ý kiến vào 15/05/2021.
Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:
https://members.wto.org/crnattachments/2021/TBT/VNM/21_1768_00_x.pdf
Mã thông báo G/TBT/N/VNM/190
Mỹ Phẩm
Ngày 08/03/2021 Đài Loan thông báo cho các nước Thành viên WTO về việc Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, Bộ Y tế và Phúc lợi đưa ra Dự thảo Sửa đổi Danh sách Giới hạn Vi sinh vật trong Sản phẩm Mỹ phẩm. Hành động này nhằm mục đích đảm bảo an toàn của thành phần mỹ phẩm đối với sức khỏe con người và phù hợp với xu hướng mỹ phẩm toàn cầu. Chưa xác định thời gian dự kiến thông qua.
Ảnh minh họa
Thời gian dự kiến có hiệu lực vào 01/1/2022. Hạn cuối cùng để các nước Thành viên tham gia đóng góp ý kiến vào 07/05/2021.
Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:
https://gazette.nat.gov.tw/egFront/detail.do?metaid=122299&log=detailLog
https://members.wto.org/crnattachments/2021/TBT/TPKM/21_1730_00_e.pdf
https://members.wto.org/crnattachments/2021/TBT/TPKM/21_1730_00_x.pdf
Mã thông báo G/TBT/N/TPKM/454
Bình nóng lạnh
Ngày 05/03/2021 Nhật Bản thông báo cho các nước Thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Sửa đổi Thông báo của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) theo Đạo luật Sử dụng Năng lượng Hợp lý. Cụ thể, Nhật Bản sẽ sửa đổi tiêu chuẩn về hiệu quả tiêu thụ năng lượng, phương pháp đo lường, v.v. của các sản phẩm được liệt kê trong cột 4.
Mục đích của dự thảo nhằm thúc đẩy hợp lý hóa việc sử dụng năng lượng liên quan đến sản phẩm bình nóng lạnh để đối phó với sự gia tăng tiêu thụ năng lượng trong lĩnh vực gia dụng, biến đổi khí hậu...Hạn cuối cùng để các nước Thành viên tham gia đóng góp ý kiến vào 04/05/2021. Thời gian dự kiến thông qua và thời gian dự kiến có hiệu lực vào tháng 05 năm 2021.
Ảnh minh họa
Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:
https://members.wto.org/crnattachments/2021/TBT/JPN/21_1662_00_e.pdf
Mã thông báo G/TBT/N/JPN/691
Phương tiện giao thông đường bộ
Ngày 05/03/2021 Nhật Bản thông báo cho các nước Thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Sửa đổi một phần các quy định an toàn đối với phương tiện giao thông đường bộ. Cụ thể, các phương tiện giao thông đường bộ phải bắt buộc lắp đặt OBFCM (Thiết bị giám sát mức tiêu thụ nhiên liệu và/hoặc năng lượng), dựa trên Quy định của Liên minh Châu Âu (EU) 2017/1151). Hạn cuối cùng để các nước Thành viên tham gia đóng góp ý kiến vào 04/05/2021. Thời gian dự kiến thông qua vào tháng 06/2021. Chưa xác định thời gian dự kiến có hiệu lực.
Ảnh minh họa
Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:
https://members.wto.org/crnattachments/2021/TBT/JPN/21_1663_00_e.pdf
Mã thông báo G/TBT/N/JPN/692
Ống phanh
Ngày 01/03/2021 Trung Quốc thông báo cho các nước Thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia đối với Ống phanh: Cấu trúc, Hiệu suất và Phương pháp thử. Cụ thể, dự thảo tiêu chuẩn này quy định về cấu trúc, yêu cầu tính năng, phương pháp thử và ghi nhãn đối với ống phanh, khớp nối ống phanh và cụm ống phanh dùng cho ô tô, mô tô, xe gắn máy và rơ moóc.
Mục đích của dự thảo nhằm bảo vệ người tiêu dùng. Chưa xác định thời gian dự kiến thông qua và thời gian dự kiến có hiệu lực. Hạn cuối cùng để các nước Thành viên tham gia đóng góp ý kiến vào 30/04/2021.
Ảnh minh họa
Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:
https://members.wto.org/crnattachments/2021/TBT/CHN/21_1599_00_x.pdf
Mã thông báo G/TBT/N/CHN/1555
(Để có nội dung đầy đủ các thông báo của các nước thành viên WTO, Quý bạn đọc có thể truy cập vào địa chỉ Portal của Văn phòng TBT Việt Nam: http://tbt.gov.vn)
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Cần Thơ (nhalinh)