Biến nhựa thành bọt để chống ô nhiễm
Các nhà nghiên cứu phát triển một phương pháp tái sử dụng nhựa mà trước đây không thể tái chế.
Nhựa phân hủy sinh học được cho là tốt cho môi trường. Nhưng vì chúng được chế tạo đặc biệt để phân hủy nhanh chóng, chúng không thể được tái chế.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Canterbury ở New Zealand đã phát triển một phương pháp biến dao, thìa và nĩa bằng nhựa có thể phân hủy sinh học thành một loại bọt có thể được sử dụng làm vật liệu cách nhiệt trong tường hoặc trong các thiết bị tuyển nổi.
Các nhà nghiên cứu đã cho dao kéo nhựa "không thể tạo bọt", vào một buồng chứa đầy carbon dioxide. Khi áp suất tăng, khí hòa tan vào nhựa.
Khi đột ngột giải phóng áp suất trong khoang, carbon dioxide sẽ nở ra bên trong nhựa, tạo ra bọt. Quá trình này giống như mở một lon nước ngọt và giải phóng cacbonat.
Mỗi lần nhựa được tái chế, nó sẽ mất đi một chút sức mạnh. Bọt là một vật liệu mới lý tưởng, vì chúng không yêu cầu phải bền trong nhiều ứng dụng.
Cấu trúc lý tưởng của bọt phụ thuộc vào mục đích sử dụng cuối cùng. Bọt xốp, có nhiều túi khí lớn, rất tốt cho phao. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra, trái với những gì đã nghĩ trước đây, áp suất trong buồng thấp hơn dẫn đến bọt cồng kềnh.
Nhựa phân hủy sinh học có thể tái chế, có thể giảm bớt một số vấn đề ô nhiễm toàn cầu. Trong khi vật liệu phân hủy sinh học cuối cùng sẽ bị phân hủy trong tự nhiên, nó thậm chí còn tốt hơn cho môi trường nếu nhựa có thể được tái sử dụng.
Nhựa có thể phân hủy sinh học và tái chế có thể được sử dụng nhiều lần nhưng cũng ít đe dọa đến môi trường hơn nếu chúng bị thải ra đại dương hoặc bãi chôn lấp. Nhóm nghiên cứu tin rằng quá trình này có thể được thực hiện trên quy mô lớn.
ctngoc