Nghiên cứu tình hình và yếu tố liên quan đến bệnh gout trên người dân từ 18 tuổi trở lên tại thành phố Sóc Trăng năm 2020-2021
Nghiên cứu do đồng tác giả Trương Ngọc Như Thảo - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng và Ngô Văn Truyền - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ thực hiện.
Ảnh minh họa
Gout còn có tên gọi khác là bệnh thống phong, là một bệnh lý mạn tính do tăng nồng độ acid uric trong máu. Trong những năm trở lại đây, khi điều kiện kinh tế trong nước phát triển thì bệnh gout ngày càng nhiều hơn, hiện gout chiếm từ 10-15% trong số bệnh nhân mắc các bệnh về khớp điều trị tại bệnh viện.
Nghiên cứu nhằm mục tiêu xác định tình hình và yếu tố liên quan đến bệnh gout trên người dân từ 18 tuổi trở lên tại thành phố Sóc Trăng Năm 2020-2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 500 người dân từ 18 tuổi trở lên tại thành phố Sóc Trăng từ tháng 5/2020-5/2021.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ đối tượng nghiên cứu mắc bệnh gout là 8,2%. Yếu tố liên quan đến bệnh gout bao gồm: giới tính (nam giới), nhóm tuổi (≥46 tuổi), tiền sử gia đình có người mắc gout, thói quen thường xuyên uống rượu bia (5 đơn vị chuẩn/tuần), ăn thịt, hải sản (≥3 lần/tuần) và tình trạng mắc béo bụng. Tỷ lệ mắc bệnh gout trên địa bàn thành phố Sóc Trăng đang ở mức báo động. Tỉnh Sóc Trăng cần chú trọng các biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe phù hợp, tăng cường kiến thức, nâng cao ý thức của người dân về phòng chống bệnh gout.
ctngoc
Tạp chí Y dược Cần Thơ, số 36/2021