Tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến giảm vitamin D ở bệnh nhân bệnh thận do đái tháo đường típ 2 tại phòng khám nội thận, bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long năm 2020-2021
Nghiên cứu do nhóm tác giả Trần Lê Minh Thái - Phòng khám Đa khoa Thiên Ân tỉnh Trà Vinh, Nguyễn Như Nghĩa - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Nguyễn Thị Mai Lan, Nguyễn Thị Như, Ngô Văn Út, Đỗ Đức Thành, Triệu Tú - Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long thực hiện.
Ảnh minh họa
Vitamin D đã được chứng minh là có liên quan trực tiếp đến tiến triển các biến chứng của bệnh thận mạn. Tại Việt Nam, nghiên cứu về vitamin D và các yếu tố liên quan trên đối tượng bệnh nhân này cũng ít được nghiên cứu.
Nghiên cứu nhằm mục tiêu khảo sát tỷ lệ và các mức độ giảm 25(OH)D; Khảo sát các yếu tố liên quan và tương quan đến giảm nồng độ 25(OH)D ở bệnh nhân bệnh thận mạn do đái tháo đường típ 2.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích 31 bệnh nhân bệnh thận mạn do đái tháo đường típ 2. Đối tượng nghiên cứu được chia thành 2 nhóm có giảm và không giảm 25(OH)D (<30nmol/L và ≥30nmol/L)><30nmol/L và≥30nmol/L). Sử dụng các phép kiểm: χ2, T-test, ANOVA, hồi quy tuyến tính.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, 31 bệnh nhân bệnh thận mạn do đái tháo đường típ 2 có tuổi trung bình 71,94±11,9 (cao nhất 99, thấp nhất 47); nữ giới chiếm 67,7%. Tỷ lệ giảm 25(OH)D là 67,7%; Nồng độ 25(OH)D liên quan đến tuổi (p=0,03; OR 0,55; KTC 95%=0,37-0,8); nồng độ albumin huyết thanh và eGRF, tương quan nghịch với nồng độ cholesterol toàn phần, triglyceride và LDLc. Bệnh nhân bệnh thận mạn do đái tháo đường típ 2 có tỷ lệ giảm 25(OH)D cao. Tăng lipid máu và giảm hemoglobin, albumin huyết thanh là các yếu tố có thể thay đổi được để cải thiện nồng độ 25(OH)D.
ctngoc
Tạp chí Y dược Cần Thơ, số 36/2021