Biến đổi tế bào học cổ tử cung ở phụ nữ TP. Cần Thơ giai đoạn 2013- 2020
Nghiên cứu do nhóm tác giả Dương Mỹ Linh, Trần Ngọc Dung, Phạm Thị Tâm, Bùi Quang Nghĩa - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ thực hiện.
Ảnh minh họa
Ung thư cổ tử cung đứng hàng thứ hai trong các ung thư đường sinh dục và đứng thứ tư trong số các nguyên nhân gây tử vong ở phụ nữ. Khi tầm soát thường xuyên có thể giúp giảm 90% các nguy cơ.
Nghiên cứu nhằm mục tiêu xác định tỷ lệ PAP, VIA, giải phẫu bệnh bất thường và tỷ lệ biến đổi PAP, VIA ở phụ nữ thành phố Cần Thơ từ năm 2013 đến năm 2020.
Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu. Phỏng vấn, khám phụ khoa và làm xét nghiệm VIA, PAP, giải phẫu bệnh ghi nhận kết quả vào năm 2018 và 2020 và so sánh với kết quả năm 2013 nhằm đánh giá sự biến đổi của VIA, PAP theo thời gian: Có biến đổi gồm những trường hợp biến đổi theo chiều hướng xấu. Không biến đổi gồm: trường hợp biến đổi theo chiều hướng tốt và không biến đổi kết quả. Đồng thời ghi nhận tỷ lệ PAP, VIA, giải phẫu bệnh bất thường năm 2018 và 2020.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, với cỡ mẫu 225 trường hợp vào năm 2018; 213 trường hợp vào năm 2020; tuổi trung bình trong nghiên cứu là 49,6 ± 10,5 tuổi tuổi, nhóm tuổi ≥ 45 chiếm nhiều nhất 62,4%; 85% phụ nữ có tình trạng hôn nhân là đang sống với chồng, trong khi đó 5,6% là phụ nữ đã ly dị và 3,3% phụ nữ phải sống xa chồng vì công việc. Trong thời gian theo dõi 7 năm (2013- 2020), ghi nhận: tỷ lệ bất thường của PAP 3,8%; VIA 19,7%; giải phẫu bệnh 2,8%. Tỷ lệ biến đổi theo chiều hướng xấu của PAP là 3,3%; của VIA là 16,3%. Có sự biến đổi tế bào học cổ tử cung theo thời gian.
ctngoc
Tạp chí Y Dược Cần Thơ,số 36/2021