Đường truyền lây và mô đích tấn công của vi khuẩn Flavobacterium columnare trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
Nghiên cứu: “Đường truyền lây và mô đích tấn công của vi khuẩn Flavobacterium columnare trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)” do nhóm tác giả: Nguyễn Ngọc Du - Viện Nghiện cứu Nuôi trồng Thủy sản II; Nguyễn Thị Tuyết Mai - Trường Đại học Quốc tế Tp. Hồ Chí Minh; Lê Thị Bích Thủy - Trường Trung cấp Kỹ thuật Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh thực hiện.
Nghề nuôi tôm nước lợ ở nước ta trong những năm qua gặp nhiều rủi ro, trong đó đáng quan tâm nhất là nắng nóng kéo dài, độ mặn tăng cao và dịch bệnh gây chết hàng loạt tôm nuôi. Đối với hộ nuôi tôm thì nuôi theo truyền thống, kinh nghiệm hoặc chưa được tiếp cận quy trình nuôi hiệu quả, đặc biệt là hộ nuôi tôm sú. Chính vì thế, việc gia tăng sử dụng chế phẩm vi sinh, hóa chất và kháng sinh trong trong ao nuôi để phòng và trị bệnh nhưng hiệu quả mang lại chưa cao hoặc chưa được đánh giá đầy đủ. Phương pháp phòng bệnh này dẫn đến việc tăng chi phí, vi khuẩn kháng thuốc, dư lượng hóa chất và kháng sinh ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cho tiêu thụ trong nước và đặc biệt là xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Có rất ít hộ nuôi quan tâm xử lý bùn thải, nước thải hoặc nuôi tái sử dụng nước nhằm bảo vệ môi trường và giảm lây lan dịch bệnh (Lê Trần Tiểu Trúc và ctv., 2018). Từ năm 1996 đến nay đã có một số quy trình nuôi tôm sú được ban hành, một số quy chuẩn, giải pháp kỹ thuật tạm thời và các đề xuất giải pháp kỹ thuật trong các báo cáo kết thúc đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, mức độ phổ biến thấp, chưa cập nhật các kỹ thuật nuôi mới trong phòng tránh các bệnh mới như hoại tử gan tụy cấp, phân trắng và trong điều kiện biến đổi khí hậu nắng nóng kéo dài và độ mặn tăng cao. Một số đề tài nghiên cứu gần đây đã đề xuất quy trình nuôi tôm thâm canh
Nuôi tôm nước lợ đang có xu hướng gia tăng theo hướng thâm canh, nhưng công nghệ nuôi vẫn còn những hạn chế. Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm phân tích các yếu tố chính tác động đến năng suất tôm sú nuôi thâm canh và đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 11/2019 đến tháng 01/2020 với 44 hộ nuôi tôm sú thâm canh tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Lựa chọn địa điểm và hộ nuôi tôm để phỏng vấn theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng có chủ đích, và sử dụng phiếu điều tra soạn sẵn để thu thập số liệu. Sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả và phân tích sự khác biệt đa biến bằng hàm biệt số để xác định các yếu tố tác động. Kết quả phân tích đơn biến và đa biến cho thấy năng suất tôm nuôi chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó đã xác định 13 yếu tố chính tác động đến năng suất tôm sú nuôi thâm canh bao gồm 11 yếu tố định tính (hình dạng ao, quy trình xử lý nước cấp đầu vào, sên vét chất thải, bón vôi, gây màu, ương tôm, kiểm tra Vibrio tổng số, quan trắc các yếu tố môi trường, sử dụng vi sinh, sử dụng khoáng đa vi lượng, và các chất thay thế kháng sinh) và 2 yếu tố định lượng (mức giữ nước ao và hệ số FCR). Trên cơ sở đó, các giải pháp kỹ thuật chính đã được đưa ra bàn luận từ nghiên cứu này để nâng cao hiệu quả sản xuất nghề nuôi tôm sú thâm canh ở ĐBSCL.
Nghiên cứu đã thực hiện về các yếu tố chính ảnh hưởng đến năng suất tôm sú thâm canh thông qua kết quả điều tra 44 cơ sở nuôi nuôi tôm phân bố tại 5 tỉnh ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Kỹ thuật phân tích đa biến bằng hàm biệt số để phân tích các yếu tố chính tác động đến năng suất tôm sú nuôi thâm canh, đã xác định với 11 yếu tố định tính (hình dạng ao, quy trình xử lý nước cấp đầu vào, sên vét chất thải, bón vôi và gây màu, ương tôm, Vi sinh xử lý nước, Quan trắc các yếu tố môi trường nước, kiểm tra Vibrio tổng số, sử dụng khoáng đa vi lượng và các chất thay thế kháng sinh) và 2 yếu tố định lượng (mức giữ nước ao và hệ số FCR). Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong công tác cải tiến kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất nghề nuôi tôm sú thâm canh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
ntdinh
Tạp chí nghề cá sông Cửu Long - Số 18/2020