SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Kết quả bước đầu phát triển bộ chỉ thị MICROSATELLITE mới từ hệ gen cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) bằng công cụ tin sinh học

[30/09/2021 15:13]

Nghiên cứu: “Kết quả bước đầu phát triển bộ chỉ thị MICROSATELLITE mới từ hệ gen cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) bằng công cụ tin sinh học” do nhóm tác giả: Nguyễn Văn Sáng, Võ Hồng Lộc , Nguyễn Hoàng Thông - Viện Nghiện cứu Nuôi trồng Thủy sản II; Nguyễn Minh Thành, Lê Hoàng Khôi Nguyên - Khoa Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Quốc tế - ĐHQG TP. HCM thực hiện.

Nghề nuôi cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus, Sauvage 1878) rất phổ biến ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ năm 1960 và trở thành đối tượng cho sự phát triển của nuôi trông thủy sản nhờ hệ thủy sinh đặc thù ở khu vực này (Phan và ctv., 2009). Riêng ở Việt Nam, cá Tra là một trong các loài xuất khẩu chủ lực với tổng giá trị xuất khẩu năm 2019 đạt 2 tỷ USA. Năm 2001, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (RIA2) đã tiến hành chương trình chọn giống trên cá Tra nhằm nâng cao các tính trạng tăng trưởng và kháng bệnh trên cá Tra, góp phần phát triển bền vững nghề nuôi cá Tra. Chương trình đã thành công nâng cao tốc độ tăng trưởng đạt 13% mỗi thế hệ (Nguyen và ctv., 2012). Tuy nhiên, một trong những thách thức hiện nay của chương trình chọn giống là xây dựng thông tin phả hệ nhằm ước tính chính xác các thông số di truyền và kiểm soát sự cận huyết nhằm nâng cao hiệu quả chọn giống Microsatellite là những đoạn ADN ngắn chứa một motif (từ 1 đến 6 bp) lặp lại nhiều lần (Kelkar và ctv., 2010). Bởi vì microsatellite có tính đa hình cao và phổ biến trên hệ gen của hầu hết các loài sinh vật nhân thực, chỉ thị này thường được ứng dụng trong các nghiên cứu về định danh loài, di truyền học quần thể, bản đồ di truyền và truy xuất phả hệ (Mittal & Dubey, 2009; Miah và ctv., 2013). Trước đây, một số công trình đã phát triển chỉ thị microsatellite cho P. hypophthalmus (Volckaert và ctv., 1999;

Cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus, Sauvage 1878) là một trong những đối tượng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản ở Việt Nam. Các nghiên cứu trước đây đã phát triển thành công một số bộ chỉ thị microsatellite trên cá Tra và các loài khác thuộc họ Pangasiidae bằng các phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, ứng dụng của các microsatellite này chưa thỏa mãn được các yêu cầu trong công tác chọn giống cá Tra. Vì vậy, nghiên cứu hiện tại đã phát triển bộ multiplex PCR gồm 10 chỉ thị microsatellite mới dựa trên hệ gen cá Tra được công bố vào năm 2018. Kết quả phân tích trên 30 mẫu cá Tra cho thấy số lượng alen (NA) dao động từ 5 đến 11 mỗi locus. Hệ số đa dạng di truyền (PIC) trung bình, tỷ lệ dị hợp tử thực tế (HO) trung bình và tỷ lệ dị hợp tử lý thuyết (HE) trung bình trên tất cả các locus lần lượt là 0,729; 0,755 và 0,711. Mười chỉ thị microsatellite không cho thấy sự sai khác với cân bằng Hardy-Weinberg (HWE) sau khi hiệu chỉnh Bonferroni. Kết quả cho thấy bộ chỉ thị microstellite mới phát triển có độ đa hình cao và có tiềm năng phục vụ cho các mục đích trong chọn giống lâu dài trên cá Tra

Bằng phương pháp phát triển microsatellite hiện đại với việc kết hợp công cụ tin sinh học và công nghệ điện di mao quản có đánh dấu huỳnh quang, nghiên cứu này đã phát triển thành công một bộ multiplex gồm 10 chỉ thị microsatellite mới dựa trên các scaffold hệ gen cá Tra P. hypophthalmus có độ đa hình cao (hệ số PIC trung bình đạt 0,711) và không có sự sai khác so với quy luật di truyền Hardy-Weinberg. Các microsatellite mới phát triển từ nghiên cứu này cho thấy tiềm năng cho các nghiên cứu tiếp theo về đánh giá đa dạng di truyền và truy xuất phả hệ phục vụ cho chương trình chọn giống cá Tra. Tuy nhiên, đây chỉ là kết quả ban đầu về đánh giá mức độ đa hình của bộ chỉ thị. Do đó, để có thể so sánh với kết quả từ các nghiên cứu trước, bộ chỉ thị này cần được đánh giá trong các ứng dụng khác ở quy mô mẫu lớn hơn và trên các quần đàn khác nhau.

ntdinh

Tạp chí nghề cá sông Cửu Long - Số 18/2020
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài