SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Ảnh hưởng của bón vôi và lân trộn polymer axit dicacboxyl đến năng suất, hấp thu dưỡng chất của cây lúa vụ Hè Thu trên đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long

[16/02/2022 16:50]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Quốc Khương, Ngô Ngọc Hưng, Trần Ngọc Hữu, Lê Phước Toàn thực hiện.

Ảnh minh họa

Mục tiêu đề tài là đánh giá ảnh hưởng của bón vôi và lân phối trộn “dicarboxylic acid polymer” đến năng suất và khả năng hấp thu dưỡng chất của cây lúa vụ hè thu trên đất phèn đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Thí nghiệm nông hộ được thực hiện trên bốn vùng sinh thái, với các nghiệm thức (i) không bón lân; (ii) bón 60 kg P2O5 ha-1; (iii) bón 2 tấn CaO ha-1 và 60 kg P2O5 ha-1; (iv) bón 2 tấn CaO ha-1 và 60 kg P2O5 ha-1trộn dicarboxylic acid polymer (DCAP); (v) bón 4 tấn CaO ha-1 và 60 kg P2O5 ha-1 và (vi) bón 4 tấn CaO ha-1 và 60 kg P2O5 ha-1 trộn DCAP.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, năng suất hạt lúa và hấp thu lân không giảm khi không bón lân trên bốn vùng phèn. Bón 4 tấn vôi ha-1 chưa làm gia tăng năng suất lúa. Tuy nhiên, nó đã làm tăng hấp thu can xi. Năng suất hạt lúa và hấp thu lân đạt cao nhất trên đất phèn Đồng Tháp Mười trong khi hấp thu can xi và ma giê đạt cao nhất trên đất phèn Bán đảo Cà Mau. Đất phèn Trũng sông Hậu đạt năng suất, hấp thu lân, can xi thấp nhất.

Nghiên cứu đăng trên tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 24 (2017)

ctngoc

Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 24 (2017)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ