SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu ảnh hưởng của các nguyên liệu dầu đến thành phần axit béo của gan Cá tra

[04/05/2022 09:33]

Thức ăn có vai trò quyết định đến chất lượng của cá tra, đặc biệt hàm lượng các axit béo có giá trị cao trong cơ thịt cá.

Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các nguyên liệu dầubổ sung vào thức ăn đến sự thay đổi thành phần axit béo trong gan cá tra. Nhiều nghiên cứu trên các loại cá khác nhau đã chỉ ra rằng khi cá được cho ăn một loại thức ăn trong một thời gian dài thì axit béo thành phần của lipid trong cơ thể cá sẽ tương tự thành phần các axit béo trong lipid của thức ăn. Nghiên cứu trên cá  rắm cỏ  bột nhận thấy rằng hàm lượng HUFA từ thức ăn có thể ảnh hưởng tới tích lũy HUFA trong cơ thể cá, đồng thời ảnh hưởng tới tỷ lệ sống và sự tăng trưởng của cá. Phụ phẩm từ chế biến cá tra chiếm tới hơn 60-70% sinh khối cá, trong đó có gan cá.

Gan là nội tạng quan trọng giúp chuyển hóa lipid à nhạy cảm với những thay đổi trong thành phần axit béo của chế độ ăn uống. Bên cạnh đó, gan là cơ quan trung gian chuyển tiếp nguồn axit béo sang trứng; giúp cung cấp nguồn năng lượng và dinh dưỡng trong quá trình thành thục cho thấy thành phần axit béo trong gan và cơ thịt tương đương với nhau và tương đương với thành phần axit béo trong thức ăn.

Khoảng 8.640  con cá tra từ vùng nuôi Tân Khánh Trung, xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn được chọn lựa đưa vào nuôi thí nghiệm. Thí nghiệm có 4 nghiệm thức (D1, D2,D3, D4) bổ sung lần lượt các nguyên liệu dầu cám gạo, hạt lanh, dầu cá, dầu đậu nành; 1 nghiệm thức kết hợp hạt lanh và dầu cá (D5) và1 nghiệm thức thương mại (D6). Gan được phân tích bằng hệ thống GC-FID. Kết quả cho thấy các axit béo thiết yếu có xu hướng thay đổi tương tự nhau sau 6 tháng nuôi.Oleic axit cao nhất ở D1(34,46%). Linoleic axit cao nhất ở D4 (6,67%). α-Linolenicaxit cao nhất ở D2(2,94%) và D5 (2,02%), cao hơn rất nhiều so với các nghiệm thức còn lại.Arachidonic axit của D6 (5,27%) là cao nhất.Eicosapentaenoic axit cao ởD2 (1,32%) và D5 (1,25%). Docosahexaenoic axitcao nhất ở D3 (7,66%)  và  D5 (7,47%). Axit béo không bão hòa  cao của D4 (14,41%) cao nhất. Tổng omega-3 cao nhất D2 (10,84%), omega-6 cao nhất tại D4 (14,48%). Tỷ lệ omega-3/omega-6 cao nhất D2, thấp nhất ở D6. Nhìn chung, nghiên cứu cho thấy thành phần axit béo trong gan cá phản ánh sự tương quan với thành phần axit béo trong thức ăn.

Thành phần các axit béo thiết yếu trong gan cá tra ở các giai đoạn nuôi khác nhau  có xu hướng thay đổi tương tự nhau sau sáu tháng nuôi và phản ánh sự tương quan với thành phần axitbéo trong thức ăn thí nghiệm.Trong cùng tháng nuôi, nghiệm thức bổ sung dầu đậu nành giàu hàm lượng LA và ARA. Nghiệm thức bổ sung hạt lanh và dầu cá giàu ALA, EPA và DHA. HUFA chiếm hàm lượng cao ở nghiệm thức dầu đậu nành, các nghiệm thức bổ sung dầu cá có hàm lượng HUFA tương đương nhau. Hàm lượng n-3 HUFA cao nhất ở nghiệm thức chứa hạt lanh và dầu cá. Các axit béo quan  trọng  (HUFA, n-3HUFA, n-3, n-6) đều tăng từ 4-5 tháng và giảm sau 6 tháng nuôi.

Bổ sung các nguyên liệu dầu với tỷ lệ thích hợp trong thức ăn thủy sản giúp tăng sự tích lũy các axit béo thiết yếu đặc biệt là HUFA trong gan. Đồng thời, việc thay thế dầu cá bằng dầu thực vật như dầu đậu nành, hạt lanh đều cho kết quả tương tự.

tnttrang 

 

tapchi.huaf.edu.vn (Số 01/2022)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ