Đặc tính hóa học đất phèn trồng Khóm (Ananas comosus) vụ tơ tại xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh, tỉnh hậu giang
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định đặc tính hóa học đất phèn trồng khóm tại xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang nhằm đề xuất yếu tố trở ngại về đất cho canh tác khóm. Tổng số 15 mẫu đất được thu ở tầng 0-20 cm từ 15 vườn trồng khóm.
Khóm (hay còn gọi là dứa) có tên khoa học (Ananas comosus), được trồng phổ biến trên nền đất phèn ở nhiều tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long như Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, Hậu Giang. Khóm là cây trồng chủ lực thứ hai sau cây lúa ở Hậu Giang, tập trung chủ yếu trên đất phèn. Tuy nhiên, đất phèn là một trong những nhóm đất gây trở ngại cho canh tác nông nghiệp, vì trong đất phèn có sựhiện diện với nồng độ cao của một số độc chất như Al3+, Fe2+ và Mn2+. Các độc chất này hạn chếhiệu quả sử dụng của phân bón. Chẳng hạn như độc chất Al3+, Fe2+ kết hợp với lân, dẫn đến lân hiện diện ở dạng không hữu dụng cho cây trồng.
Kết quả phân tích cho thấy đất trồng khóm ở ngưỡng rất chua. Ngoài ra, hàm lượng Al3+ và Fe2+ lên đến 20,4meq Al3+/100g và 787,8mg/kg. Hàm lượng đạm tổng số được đánh giá ởmức trung bình, và lượng đạm hữu dụng được xác định ở dạng NH4+ là 40,4 -227,4 mg/kg và NO3-có giá trị13,1 -96,3 mg/ kg. Hàm lượng lân tổng sốthuộc nhóm giàu lân, nhưng hàm lượng lân dễtiêu ở ngưỡng trung bình. Bên cạnh đó, hàm lượng lân khó tiêu Al-P, Fe-P và Ca-P đạt giá trị trung bình lần lượt là 42,9, 202,3 và 20,6 mg/kg. Hàm lượng cation được đánh giá ở ngưỡng trung bình. Hàm lượng chất hữu cơ được xác định ở mức cao. Nhìn chung, đất canh tác khóm có độ phì nhiêu ở mức trung bình. Cần bón lân từ sản phẩm sinh học để hạn chế lân bị cố định bởi nhôm và sắt.